F-22 có thể dính đòn của MiG-31 khi chưa kịp hiểu gì

Dù là tiêm kích thuộc thế hệ 4 nhưng MiG-31 vẫn đủ sức tấn công F-22 khi máy bay tàng hình Mỹ vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra với mình.

Nhận định này được truyền thông Nga dẫn lời Giám đốc Học viện nghiên cứu và phát triển khí cụ Tikhomirov, ông Yuri Bely cho biết, để thực hiện được đòn tấn công tầm xa này, Nga đang tiếp tục nâng cấp MiG-31 lên phiên bản mới với trang bị cực tối tân.

"Khả năng của chiến đấu cơ MiG-31 chưa được khai thác hết, nó vẫn không có đối thủ trong một vài khía cạnh. Nếu nói về tương lai của MiG-31, hãng sản xuất MiG và viện nghiên cứu của tôi đã chuẩn bị đề xuất về một sản phẩm mới, tuy nhiên quyết định cuối cùng chưa được đưa ra", ông Yuri Bely tuyên bố.

F-22 co the dinh don cua MiG-31 khi chua kip hieu gi
Tiêm kích MiG-31.

Mặc dù vậy, theo RIA Novosti hồi giữa năm 2016, MiG-31 sẽ được nâng cấp lên chuẩn MiG-31BM với hệ thống radar cực mạnh Zaslon-M. Theo nguồn tin này, radar Zaslon-M hoạt động với một nguồn tín hiệu phát sóng ở tần số duy nhất, sau đó năng lượng được truyền đến các yếu tố phát ra khác nhau ở mặt trước của ăng ten.

Hệ thống radar Zaslon-M làm việc bằng cách kết nối một ăng ten với máy phát vô tuyến rất mạnh để phát một xung ngắn của tín hiệu. Các ăng ten này được kết nối với máy thu có độ nhạy cao để khuếch đại tín hiệu dội lại từ mục tiêu.

Ưu điểm hàng đầu của Zaslon-M là có thể giám sát một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với radar quét cơ khí truyền thống. Bộ vi xử lý của radar này liên tục tạo ra các búp sóng phụ, cho phép theo dõi trong khi đang quét. Nó còn tập trung được một chùm tia nhỏ vào mục tiêu nhất định để dẫn đường cho tên lửa sử dụng radar bán chủ động công kích.

Một ưu điểm khác của radar Zaslon-M là phạm vi tìm kiếm tương đối xa, số lượng mục tiêu phát hiện được cùng lúc tương đối nhiều. Bên cạnh đó, radar Zaslon-M khá đơn giản trong chế tạo và sử dụng. Điểm làm nên sức mạnh của radar này là có tầm giám sát lên tới trên 400km, theo dõi 24 mục tiêu và tiêu diệt 6 trong số đó cùng lúc.

Với khả năng của Zaslon-M, tiêm kích MiG-31BM có tầm giám sát gấp đôi radar trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 và tung đòn tấn công khi chiến đấu cơ Mỹ vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra.

Không chỉ có tầm giám sát ấn tượng, hệ thống vũ khí của MiG-31BM cũng ấn tượng không kém. Vũ khí đối không chủ lực của MiG-31BM là tên lửa tầm xa R-37 mạnh hơn so với R-33. R-37 có tầm bắn từ 150 - 398km, hệ dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động, lắp đầu đạn nổ phân mảnh 60kg. MiG-31BM mang tên lửa đối không tầm ngắn - tầm trung tiên tiến hơn như R-73 và R-77.

MiG-31BM có thể thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương (SEAD) bằng tên lửa chống radar Kh-31P, Kh-58. Trong nhiệm vụ không đối đất, MiG-31BM tấn công tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa đối đất Kh-29 hoặc tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-59.

Dù MiG-31 sẽ được lột xác sau nâng cấp tuy nhiên để thực hiện gói nâng cấp này, Nga sẽ gặp một số khó khăn bởi hiện tại, dây chuyền sản xuất MiG-31 đều đã ngưng hoạt động từ năm 1995, do đó việc hiện đại hóa dòng tiêm kích đánh chặn siêu âm này luôn là một thử thách đối với bất cứ nhà máy sửa chữa nào.

Đặc biệt, đa phần những chiếc MiG-31 có trong biên chế của Không quân Nga đều đã có thời gian hoạt động hơn 30 năm, thậm chí có cả những chiếc đã ngưng hoạt động từ lâu nay được tái sử dụng. Tuy nhiên, RIA Novosti dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất khẳng định, đây không phải là vấn đề quá lớn với Nga hiện nay.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới