Chiến hạm, máy bay Nga đối mặt với tử thần

Sau siêu tên lửa chống hạm JASSM-ER, Mỹ tiếp tục bán sát thủ đối không AMRAAM cho Ba Lan – một quyết định khiến cả Hải-Không quân Nga gặp nguy hiểm.

Theo Sputnik, Không lực Mỹ đã ký hợp đồng với công ty Raytheon Missile Co sản xuất tên lửa AMRAAM. Theo thông báo trên trang web của Lầu Năm Góc, việc phân phối vũ khí sẽ được thực hiện ở 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có Ba Lan và Nhật Bản.

Việc sản xuất tên lửa lớp không đối không tầm trung cải tiến sẽ được thực hiện ở Arizona. Ngoài tên lửa, Raytheon Missile Co sẽ sản xuất phụ tùng và thiết bị Telemetry. Hợp đồng trị giá 634,2 triệu USD phải hoàn thành trước ngày 31/1/2020.

Chien ham, may bay Nga doi mat voi tu than
Tên lửa JASSM-ER.

Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, tên lửa AMRAAM sẽ được cung cấp cho Hàn Quốc, Ma-rốc, Indonesia, Romania, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, Qatar, cũng như Ba Lan và Nhật Bản - hai quốc gia có biên giới với lãnh thổ Nga.

Việc Mỹ thông qua quyết định bán AMRAAM cho Ba Lan có thể khiến chiến đấu cơ Nga gặp nguy hiểm nếu xảy ra xung đột. Tuy nhiên, chừng đó chưa phải là tất cả những nguy hiểm Nga có thể phải đối đối mặt bời ngay trước khi quyết định bán AMRAAM được thông qua, Mỹ cũng đã đồng ý bán siêu tên lửa chống hạm JASSM-ER cho Ba Lan.

Hãng RT dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ đã chấp thuận bán Ba Lan nhiều loại tên lửa khác nhau, trong đó có cả tên lửa tên lửa hành trình JASSM-ER.

Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất cho biết, tên lửa JASSM-ER là biến thể nâng cấp lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công tầm xa JASSM được đưa vào sản xuất từ năm 1998.

Tên lửa JASSM-ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng miễn dịch với các hệ thống gây nhiễu để có thể tiếp cận và tấn công cả các tàu chiến đối phương.

Tên lửa hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính, để tìm các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay.

Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng thiết bị dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt. Biến thể ER có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 926 km.

Với sức mạnh của JASSM-ER, tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với nhiều đối thủ, tuy nhiên Nga lại không quá bận tâm bởi theo RT, lý do là bởi Nga đang sở hữu dòng tên lửa hành trình Kh-101 có tầm bắn gấp nhiều lần JASSM-ER và Nga sẵn sàng đáp trả nếu thấy bị nguy hiểm.

Cùng với việc được Mỹ đồng ý bán hàng loạt vũ khí tối tân, Ba Lan cũng vừa tuyên bố sẽ lập ra một lực lượng quân sự mới để đối phó với nguy cơ bị láng giềng tấn công. Kế hoạch của quân đội này được thực hiện nhằm sẵn sàng đối phó với mọi mối đe dọa từ Nga.

Lực lượng này đã được xác định sẽ tổ chức từ nay tới 2019 để tập trung khoảng 53.000 người. Lực lượng trên được Ba Lan xây dựng theo mô hình Vệ binh Quốc gia của Mỹ, trong đó có cả những dân thường tình nguyện tham gia huấn luyện quân sự để cầm súng khi cần.

Tỷ lệ sĩ quan và binh sĩ chuyên nghiệp sẽ chiếm khoảng 6% - 8% trên tổng số, với vai trò chỉ huy của các đơn vị tình nguyện. Để thực hiện kế hoạch trên, Ba Lan sẽ phải chi ra khoảng 800 triệu euro trong thời gian xây dựng lực lượng kéo dài 3 năm.

Theo Warszawa, đây là bước đi cần thiết để nước này tránh rơi vào tình cảnh "bị xâm chiếm" như những gì đang diễn ra tại miền Đông Ukraine, mà Nga bị cáo buộc can dự sâu sắc.

Theo baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới