Nga tiết lộ bí mật kinh ngạc tên lửa Triều Tiên

Người Bắc Triều Tiên đã có những thành công gì trong lĩnh vực chế tạo tên lửa, những thành công đó có được bằng cách nào và ai là người giúp Bắc Triều Tiên nắm bắt được những công nghệ phức tạp như vậy?

Bắc Triều Tiên vừa phóng thử tên lửa từ một khu vực thuộc tỉnh Bắc Hwanghae của nước này. Tiếp theo, Giám đốc Trung tâm khoa học – thử nghiệm Cơ quan vũ trụ Bắc Triều Tiên Kwan Hyun Il tuyên bố nước này sẽ tăng số lượng các lần phóng vệ tinh, bất chấp các lệnh cấm vận quốc tế (hiện Bắc Triều Tiên đã có 2 vệ tinh trên quỹ đạo) .

Ông Kwan cũng cho biết là nước này sẽ chinh phục mặt trăng sau 10 năm nữa đồng thời cũng nhấn mạnh Bắc Triều Tiên cũng có kế hoạch chinh phục các hành tinh khác. Và một ý nữa đáng chú ý trong tuyên bố của vị giám đốc này: Bình Nhưỡng đã đạt nhiều thành tựu trong thiết kế tên lửa tầm xa có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào và thậm chí với tới cả lãnh thổ Mỹ.

Nga tiet lo bi mat kinh ngac ten lua Trieu Tien
Ảnh : Ahn Young-oon / AP

Xin giới thiệu một cách nhìn về chương trình tên lửa Bắc Triều Tiên qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Khrustalev đăng trên báo “Lenta.ru” (Nga) để bạn đọc tham khảo. Ảnh và chú thích ảnh trong bài là của tác giả, những chỗ mở ngoặc để làm rõ là của người dịch.

“Các tên lửa Bắc Triều Tiên đã trở thành con “ngáo ộp” truyền thông rất được ưa chuộng của toàn bộ thế giới còn lại. Xung quanh chủ đề này đã có rất nhiều huyền thoại, thông tin tuyên truyền lẫn phản tuyên truyền và đôi khi là cả sự bịa đặt trắng trợn.

Người Bắc Triều Tiên đã có những thành công gì trong lĩnh vực chế tạo tên lửa, những thành công đó có được bằng cách nào và ai là người giúp Bắc Triều Tiên nắm bắt được những công nghệ phức tạp như vậy?

Chương trình tên lửa Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều tiên (CHDCNDTT) trong những năm gần đây rất được dư luận chú ý. Một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất – triển vọng phát triển các khả năng hiện có.

Quan điểm phổ biến được nhiều người chấp nhận về trình độ phát triển nói chung của CHDCNDTT ( được cho là thấp ) có vẻ như không ăn nhập lắm với những tin tức về các thành tự trong lĩnh vực chế tạo tên lửa của Bình Nhưỡng .

Mâu thuẫn trên (giữa trình độ phát triển kinh tế, khoa học… nói chung - ý muốn nói là thấp và những thành công trong lĩnh vực tên lửa) thường được giải thích là trên thực tế người Bắc Triều Tiên chỉ là “khách hàng” của ai đó và nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì họ không thể tiến được dù chỉ một bước (trong chế tạo tên lửa). Trên thực tế , mọi việc phức tạp hơn nhiều: nhưng trước hết, cần phải chỉ ra một số điểm cần chú ý sau đây:

Thứ nhất, CHDCNDTT là một trong những nước “đóng kín cửa” nhất thế giới và cũng là cường quốc tên lửa – hạt nhân “ bảo mật” nhất thế giới, vì vậy mà có cực kỳ ít các thông tin có thể tin cậy được.

Thứ hai, về Bắc Triều Tiên có rất nhiều các thông tin tuyên truyền thù địch, lẫn những những câu chuyện giật gân được bịa ra. Trong trường hợp này có nhiều điểm giống với những tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng về các dự án quân sự nào đó của Saddam Hutsein (Tổng thống Iraq) trong những năm 1990. Những câu chuyện đoán mò và thông tin giả càng làm cho bức tranh thực tế (về Bắc Triều Tiên ) trở nên mù mờ hơn.

Thứ ba, mức độ phụ thuộc của người Bắc Triều Tiên vào sự hỗ trợ từ nên ngoài thay đổi qua từng năm, kể cả trong các dự án cụ thể lẫn những vấn đề ở tầm vĩ mô và danh sách những đối tác chủ yếu của Bắc Triều Tiên (trong “câu lạc bộ tên lửa”) cũng thay đổi.

Và thứ tư, không có một hệ thống chung để phân loại các tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Các nguồn khác nhau sử dụng các tiêu chí của mình để phân loại, chính vì thế mà có khi một tên lửa SCUD D cũng có thể được coi là một loại tên lửa hoàn toàn khác nào đó trong trang bị của Quân đội nhân dân Triều Tiên.

Người thầy đầu tiên

Khác hoàn toàn với quan điểm được nhiều người tin, người thầy đầu tiên (của Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực chế tạo tên lửa) không phải là Liên Xô.

Từ cuối những năm 1950 Kremlin đã có thái độ dè dặt với Bình Nhường và vì thế mặc dù vẫn ủng hộ Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ tư duy khối (Xã hội Chủ nghĩa), Liên Xô đã không quá ưu tiên cung cấp vũ khí cho nước này.

Chính sách này được nhận diện rất rõ nếu so sánh (viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên) với viện trợ quân sự của Liên Xô cho các nước A rập. Ai cập và Syria nhận được một khối lượng vũ khí khổng lồ và rất phong phú về chủng loại mà Bắc Triều Tiên có mơ cũng không thấy.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới