Dấu tích sót lại của vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên

(Baonghean.vn) - 70 năm đã trôi qua, nhưng những vật chứng và những người sống sót vẫn cung cấp các mối liên hệ hữu hình gợi nhắc động thái chiến tranh hạt nhân đầu tiên của thế giới: vụ ném quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6/8/1945.

Thành phố Hiroshima nhìn từ trên cao 3 tuần sau vụ tấn công.
Thành phố Hiroshima nhìn từ trên cao 3 tuần sau vụ tấn công.

Những di vật này hết sức đa dạng: chiếc xe đạp 3 bánh méo mó, những đồng xu nóng chảy, chiếc sơ mi rách nát, con búp bê được mang về từ nước Mỹ xa xôi,…

Mỗi một hiện vật đều ẩn chứa một câu chuyện, trong số đó có câu chuyện đã được xuất bản trong cuốn sách dành cho trẻ em năm 1995 của tác giả Tatsuharu Kodama đồng thời cũng là nạn nhân sống sót sau vụ ném bom. “Chiếc xe 3 bánh của Shin” kể lại những điều đã xảy đến với cậu bé 3 tuổi Shinichi Tetsutani.

Chuyện được thuật lại qua lời của ông Nobuo Tetsunani, cha của cậu bé Shin. Ông kể rằng buổi sáng trước khi xảy ra vụ tấn công là một hôm trời nắng đẹp và yên tĩnh. Shin và bạn thân, cô bé Kimi, đang ở bên ngoài ngôi nhà của gia đình, cùng chơi đùa với món đồ chơi yêu thích của cậu bé - chiếc xe đạp 3 bánh có ghi đông màu đỏ.

Chiếc xe đạp 3 bánh của cậu bé Shin, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima.
Chiếc xe đạp 3 bánh của cậu bé Shin, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima.

8h15 sáng, quả bom được thả xuống và phát nổ, mọi thứ đã thay đổi.

Vụ nổ làm đổ sập ngôi nhà, và như cha của cậu bé đã miêu tả: “một vụ nổ khủng khiếp, tia sáng chói lòa mắt. Tôi đã nghĩ rằng thế giới đến hồi tận thế. Ngay sau đó, mọi thứ trở nên tối sầm”.

Shin biến mất trong đống hỗn độn ngay sau vụ tấn công. Gia đình cậu bé điên cuồng tìm kiếm trong đống đổ nát của ngôi nhà. Họ tìm thấy Shin nằm dưới một xà nhà, bị thương rất nặng. Cuốn sách kể: “Gương mặt cậu bé đầy máu và sưng vù. Cậu bé yếu tới mức không nói được nhưng bàn tay vẫn nắm chặt ghi đông màu đỏ của chiếc xe đạp 3 bánh. Kimi cũng bị vùi lấu đâu đó dưới đống đổ nát”.

Cả gia đình tập trung lại cùng những người láng giềng sống sót dọc bờ sông gần đó. Cuốn sách miêu tả: “Đó là một cảnh tượng kinh hoàng. Mọi người đều bị bỏng nặng, gào khóc và la hét đòi nước”.

Cậu bé Shin thều thào: “Nước, con muốn uống nước”. Cha cậu bé thuật lại: “Tôi rất muốn giúp con. Xung quanh, mọi người lần lượt chết khi họ uống nước. Vì vậy tôi không dám cho con trai uống chút nước nào”.

Thế nhưng, Shin không qua khỏi đêm hôm đó. Sau khi con trai qua đời, bố cậu bé Shin không thể chịu đựng được việc an táng con trong một khu mộ đơn độc. Vì thế, gia đình đã chôn cất Shin ở sân sau nhà, cùng với cô bé Kimi và chiếc xe đạp yêu thích.

Năm 1985, sau 40 năm, người cha quyết định đưa hài cốt con trai về an nghỉ trong khu mộ của gia đình. Ông và mẹ của Kimi đã đào ngôi mộ ở vườn sau lên, và nhìn thấy chiếc xe đạp 3 bánh năm nào. Ông nói: “Điều này không bao giờ nên xảy đến với trẻ em. Thế giới hẳn phải là nơi hòa bình cho trẻ em vui chơi và cười đùa”. Ngày hôm sau, cha cậu bé đã quyên góp chiếc xe cho Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Tại đó, di vật của một cậu bé 3 tuổi tiếp tục nhắc nhở các thế hệ tương lai về những nỗi kinh hoàng mà sự tàn phá do hạt nhân gây ra.

Một số hiện vật khác đang được trưng bày tại bảo tàng này: 

Cô bé Chieko Suetomo rất yêu thích con búp bê mô phỏng tài tử nhí Shirley Temple mà bố cô bé đã mang từ Mỹ về. Khi quay trở về ngôi nhà bị phá hủy vài ngày sau vụ tấn công, cô tìm thấy con búp bê nằm sót lại trên sàn. Con búp bê từng rất đẹp đẽ trong bộ quần áo sáng màu đã ngả màu đen toàn bộ, thế nhưng Chieko vẫn tiếp tục trân trọng nó sau cuộc chiến tranh này. Cuối cùng cô cũng quyên tặng cho bảo tàng.
Cô bé Chieko Suetomo rất yêu thích con búp bê mô phỏng tài tử nhí Shirley Temple mà bố cô bé đã mang từ Mỹ về. Khi quay trở về ngôi nhà bị phá hủy vài ngày sau vụ tấn công, cô tìm thấy con búp bê nằm sót lại trên sàn. Con búp bê từng rất đẹp đẽ trong bộ quần áo sáng màu đã ngả màu đen toàn bộ, thế nhưng Chieko vẫn tiếp tục trân trọng nó sau cuộc chiến tranh này. Cuối cùng cô cũng quyên tặng cho bảo tàng.
Shigeru Orimen là học sinh năm thứ nhất tại trường trung học số 2 của tỉnh Hiroshima. Vài ngày sau vụ ném bom, mẹ Orimen tìm thấy thi thể cậu bé cùng hộp cơm đã bị cháy đen thành than này.
Shigeru Orimen là học sinh năm thứ nhất tại trường trung học số 2 của tỉnh Hiroshima. Vài ngày sau vụ ném bom, mẹ Orimen tìm thấy thi thể cậu bé cùng hộp cơm đã bị cháy đen thành than.
Quả bom phát nổ khi Shigezo Kono đang làm việc tại một công ty điện năng của thành phố. 2 ngày sau, anh trai của anh tìm thấy thi thể của người em trai nằm úp mặt trên bàn làm việc. Người anh đã đem về nhà chiếc sơ mi đã cháy rụi này, vốn do chính tay người vợ của Shigezo may. Khi nhìn thấy nó, chị biết rằng chồng của mình đã không còn.
Quả bom phát nổ khi Shigezo Kono đang làm việc tại một công ty điện năng của thành phố. 2 ngày sau, anh trai của anh tìm thấy thi thể của người em nằm úp mặt trên bàn làm việc. Người anh đã đem về nhà chiếc sơ mi đã cháy rụi, vốn do chính tay người vợ của Shigezo may. Khi nhìn thấy nó, chị biết rằng chồng của mình đã không còn.
Toshiaki Asahi là một học sinh 13 tuổi đang lao động vào thời điểm xảy ra vụ tấn công và khi ấy cậu đang đeo chiếc băng tay này. Dù bị bỏng nặng, cậu bé đã chạy thoát khỏi những đám cháy do quả bom phát nổ gây ra, trèo lên bờ sông và chạy về phía ngoại ô thành phố. Tại đó một người quen đã phát hiện và mang cậu trở về nhà. 3 ngày sau, cậu bé nói với gia đình: “Cảm ơn vì những gì mọi người đã làm cho con” và ra đi trong vòng tay của người mẹ.
Toshiaki Asahi là một học sinh 13 tuổi đang lao động vào thời điểm xảy ra vụ tấn công và khi ấy cậu đang đeo chiếc băng tay này. Dù bị bỏng nặng, cậu bé đã chạy thoát khỏi những đám cháy do quả bom phát nổ gây ra, trèo lên bờ sông và chạy về phía ngoại ô thành phố. Tại đó một người quen đã phát hiện và mang cậu trở về nhà. 3 ngày sau, cậu bé nói với gia đình: “Cảm ơn vì những gì mọi người đã làm cho con” và ra đi trong vòng tay của người mẹ.
Thầy giáo Ryu Fukumaru đang dẫn học sinh tới thăm một nhà máy vào thời điểm vụ nổ. Thầy bị bỏng nặng toàn thân, trừ phần đầu, nhờ được bảo vệ bởi chiếc mũ bảo hiểm này. Thầy cố gắng quay trở lại trường và ngã quỵ tại đó. 2 ngày sau, thầy được đưa về nhà trên một chiếc cáng. Ban đầu, do những vết bỏng, người thân không ai nhận ra thầy. Mất 6 tháng để các vết thương đóng vảy, khi hồi phục, toàn thân Fukumaru chằng chịt vết sẹo, nhưng cuối cùng thầy vẫn quay trở lại giảng dạy.
Thầy giáo Ryu Fukumaru đang dẫn học sinh tới thăm một nhà máy vào thời điểm vụ nổ. Thầy bị bỏng nặng toàn thân, trừ phần đầu, nhờ được bảo vệ bởi chiếc mũ bảo hiểm này. Thầy cố gắng quay trở lại trường và ngã quỵ tại đó. 2 ngày sau, thầy được đưa về nhà trên một chiếc cáng. Ban đầu, do những vết bỏng, người thân không ai nhận ra thầy. Mất 6 tháng để các vết thương đóng vảy, khi hồi phục, toàn thân Fukumaru chằng chịt vết sẹo, nhưng cuối cùng thầy vẫn quay trở lại giảng dạy.
Vào ngày xảy ra vụ tấn công, Mitsuko Kawamura khi ấy là một học sinh trung học 13 tuổi. Chị gái Yaeko của cô bé đã đi khắp thành phố để tìm em, nhưng không tìm thấy. Khoảng 1 tháng sau, Yaeko đã tìm được chiếc cặp sách của em gái gần nơi Mitsuko có mặt vào hôm ấy.
Vào ngày xảy ra vụ tấn công, Mitsuko Kawamura khi ấy là một học sinh trung học 13 tuổi. Chị gái Yaeko của cô bé đã đi khắp thành phố để tìm em, nhưng không tìm thấy. Khoảng 1 tháng sau, Yaeko đã tìm được chiếc cặp sách của em gái gần nơi Mitsuko có mặt vào hôm ấy.
Khi bom nổ, Tadayori Kihara đang đạp xe trên cầu với chiếc vali này ở ghế sau. Vụ nổ đã thổi bay anh và khiến tay chân anh bị bỏng nặng. Chiếc vali chịu sức nóng khủng khiếp từ quả bom. Kihara đã qua khỏi và sống thêm 22 năm nữa, để lại chiếc vali này trước khi được quyên tặng cho bảo tàng.
Khi bom nổ, Tadayori Kihara đang đạp xe trên cầu với chiếc vali ở ghế sau. Vụ nổ đã thổi bay anh và khiến tay chân anh bị bỏng nặng. Chiếc vali chịu sức nóng khủng khiếp từ quả bom. Kihara đã qua khỏi và sống thêm 22 năm nữa, để lại chiếc vali này trước khi được quyên tặng cho bảo tàng.
Ngay sau vụ nổ bom, Tsukushi Nishimura bị mất tích tại chỗ làm. Khoảng 2 tuần sau đó, thi thể và chiếc ví của anh đã được gửi về nhà.
Ngay sau vụ nổ bom, Tsukushi Nishimura bị mất tích tại chỗ làm. Khoảng 2 tuần sau đó, thi thể và chiếc ví của anh đã được gửi về nhà.
Một tuần sau vụ tấn công, Kinzo Imura đã tìm thấy những đồng xu bị nóng chảy này trong đống đổ nát cháy rụi tại nhà một người thân. Kỷ vật này đã được giao lại cho cháu trai của ông, người đã bảo quản và sau đó quyên tặng lại cho bảo tàng.
Một tuần sau vụ tấn công, Kinzo Imura đã tìm thấy những đồng xu bị nóng chảy trong đống đổ nát cháy rụi tại nhà một người thân. Kỷ vật này đã được giao lại cho cháu trai của ông, người đã bảo quản và sau đó quyên tặng lại cho bảo tàng.

Thu Giang

(Theo CNN)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới