Sự thật ít ai biết về chiến đấu cơ Su-30

(Baonghean.vn) - Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: Flanker-C) là máy bay chiến đấu đa năng được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996.

Su-30MK2 của Việt Nam. Ảnh: Sukhoi.
Su-30MK2 của Việt Nam. Ảnh: Sukhoi.

Su-30 có thể đạt vận tốc cực đại 2.120 km/h, tầm bay 3.000 km với độ cao tối đa 17.300 m. Su-30MK có 12 giá treo vũ khí: 2 giá treo ở đầu cánh, 3 giá treo dưới mỗi cánh, 1 giá dưới mỗi động cơ, và 2 giá tại điểm tiếp giáp giữa động cơ và cánh.

Mọi phiên bản có thể mang 8 tấn vũ khí, trong khi phiên bản Su-30MKK được cho là có thể mang 12 tấn vũ khí nhờ một số bộ phận làm bằng composite khiến khung thân nhẹ hơn.

Thiết kế Su-30MK2 của Uganda. Ảnh: Sukhoi.
Thiết kế Su-30MK2 của Uganda. Ảnh: Sukhoi.

Có tới 17 phiên bản Su-30, trong đó nhiều phiên bản được nâng cấp hoặc điều chỉnh phù hợp với bên đặt hàng, chẳng hạn Su-30MKK là phiên bản xuất khẩu cho Trung Quốc, Su-30MKA là phiên bản xuất khẩu cho Algeria, Su-30MK2V là phiên bản xuất khẩu đặc biệt dành riêng cho Việt Nam với những cải tiến phụ cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới,…

Hiện có 9 quốc gia đang sử dụng dòng máy bay Su-30 trong lực lượng không quân của mình. Trong số những cái tên sở hữu Su-30MK2, Việt Nam được xem là quốc gia sở hữu số lượng nhiều nhất, với 36 chiếc Su-30MK2V. Trong tương lai, rất có thể Việt Nam sẽ mua tiếp các phiên bản Su-30SM hay tiên tiến hơn như Su-35 để thay thế cho các chiến đấu cơ già cỗi như MiG-21 và Su-22.

Lô sản xuất Su-30MK2 cho Việt Nam là những hợp đồng cuối cùng của dòng máy bay này do Nga thực hiện. Sau khi bàn giao xong cho khách hàng, nhà máy sản xuất sẽ đóng cửa dây chuyền này để tập trung vào các dòng tối tân hơn như Su-35S và PAK-FA T-50.

Máy bay Su-30MKI của Ấn Độ rơi tại trường bắn Pokaran trong một buổi diễn tập ngày 19/2/2013, cả 2 phi công đều thoát ra an toàn,. Ảnh: thebharatmilitaryreview.
Máy bay Su-30MKI của Ấn Độ rơi tại trường bắn Pokaran trong một buổi diễn tập ngày 19/2/2013, cả 2 phi công đều thoát ra an toàn,. Ảnh: thebharatmilitaryreview.

Đến nay, trên thế giới đã ghi nhận 8 lần dòng chiến đấu cơ Su-30 gặp sự cố hoặc tai nạn, trong đó Ấn Độ là nước hứng chịu nhiều vụ rơi tiêm kích Su-30 nhất.

Phú Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới