'Tiết lộ' quy trình bảo vệ đại sứ Nga ở các nước

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa chỉ thị tăng cường các biện pháp an ninh cho cơ quan đại diện của Nga ở nước ngoài.
 

Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Moscow.
Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Moscow.

Sau vụ Đại sứ Nga Andrei Karlov bị ám sát tàn bạo ở Ankara, một lần nữa vấn đề an ninh của các nhà ngoại giao trên thế giới được nói đến. Có rất nhiều câu hỏi  xuất hiện sau những gì đã xảy ra. Những câu hỏi chính: tại sao và bằng cách nào thủ phạm đã có thể  đột nhập vào lễ khai mạc triển lãm, tại sao không có lực lượng  bảo vệ đứng gần Đại sứ Nga,  cơ quan đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó ở đâu? 

Theo Công ước Vienna,  nước chủ nhà  phải đảm bảo an ninh cho các nhà ngoại giao. Thông thường đại sứ quán và lãnh sự được bảo vệ, nhưng bên ngoài phạm vi văn phòng của các nhà ngoại giao, nếu đó là ở một quốc gia tương đối yên bình, không có ai bảo vệ.

Thành viên của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế, cựu Đại sứ Nga ở Myanmar và Hàn Quốc Gleb Ivashentsov nói: "Thông thường, bảo vệ bên ngoài do cảnh sát địa phương đảm nhiệm, và có cả cảnh vệ của chúng ta làm nhiệm vụ bảo vệ lối ra vào cơ quan của chúng tôi. Nhưng trong buổi lễ tân có Đại sứ phát biểu trước microphone không thể  bao quanh bằng lực lượng bảo vệ,  hơn nữa, lính bảo vệ thường không đi lại trước Ngài Đại sứ".

Một vấn đề hoàn toàn khác, ở những "điểm nóng" và những nước có nguy cơ khủng bố, như Iraq, Syria, Afghanistan. Ở đó, quân nhân thuộc lực lượng đặc nhiệm tình báo nước ngoài  "Zaslon"  bảo vệ  các nhà ngoại giao Nga.  Đó bộ phận bảo vệ đại sứ quán và sơ tán công dân Nga ra khỏi những "điểm nóng".

Trong thời kỳ nào đó, cựu đại sứ Nga tại Yemen và Jordan Alexandr Kalugin đã cần đến sự giúp đỡ của họ. Dưới đây là những gì ông kể lại: "Khi tôi còn là đại sứ ở Yemen, tôi đã được bảo vệ như vậy, bởi vì có những mối đe dọa nhắm đến tôi. Đó là những  người được đào tạo đặc biệt để bảo vệ tôi. Tôi luôn được vệ tống trong tất cả các chuyến đi. Cũng có thể thuê nhân viên bảo vệ tư nhân, như thực tế bây giờ thường áp dụng. Khi tôi còn là đại sứ ở Jordan, ngoài cảnh vệ  thường trực, nhân viên của công ty bảo vệ tư nhân của Jordan cũng đảm trách nhiệm vụ bảo vệ chúng tôi".

Được biết, một số đại sứ quán nước ngoài ở Moscow cũng thuê công ty an ninh tư nhân để bảo vệ các nhà ngoại giao. Tuy nhiên, những  nhân viên này không được phép mang vũ khí. Ngoài ra, trong mỗi đại sứ quán đều có một người đặc biệt, sĩ quan về  vấn đề an ninh có nhiệm vụ tham gia chuẩn bị sự kiện với sự tham gia của các nhà ngoại giao và đánh giá rủi ro tiềm ẩn.

Thật đáng tiếc, trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả những biện pháp này là hoàn toàn không đủ. Sau khi Đại sứ Nga bị ám sát, cần phải xem lại toàn bộ hệ thống bảo vệ các nhà ngoại giao, ý kiến của Chủ tịch Hội cựu chiến binh lực lượng đặc nhiệm quốc tế "Alpha" Sergey Goncharov nói: "Vụ ám sát Đại sứ của chúng ta nói lên rằng, chúng ta cần phải chú trọng đến vấn đề an ninh của Đại sứ quán Nga ở nhiều nước. Đặc biệt, những nơi có các mối đe dọa thực sự từ bọn khủng bố. Và nó đã cho thấy rằng, các nhà ngoại giao là những người cần được bảo vệ".

Hiện nay Đại sứ quán Nga hiện diện ở gần 150 quốc gia. Để  đảm bảo bổ sung việc bảo vệ các nhà ngoại giao cần một số tiền khá lớn. Tuy nhiên, mạng sống của một con người, hơn nữa, cuộc sống của người đại diện chính thức của một quốc gia ở một nước khác còn quý giá hơn rất nhiều./.
 

 Theo Sputnik

TIN LIÊN QUAN

Tin mới