Những điều chưa biết về nhà bác học thiên tài Albert Einstein

(Baonghean.vn) - Thiên tài Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết sinh người Đức và được đánh giá là một trong những cha đẻ của vật lý hiện đại.

1. Đầu to hơn bình thường

Einstein sinh ngày 14/3/1879 tại Đức. Khi sinh ra, phần sau đầu của Einstein phát triển to hơn bình thường khiến gia đình ông lo lắng rằng Einstein có vấn đề gì đó nghiêm trọng. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, hình dáng đầu lại trở nên bình thường.
Einstein sinh ngày 14/3/1879 tại Đức. Khi sinh ra, phần sau đầu của Einstein phát triển to hơn bình thường khiến gia đình ông lo lắng rằng Einstein có vấn đề gì đó nghiêm trọng. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, hình dáng đầu lại trở nên bình thường. Ảnh: Wikimedia Commons

 2. Chậm nói

Einstein bắt đầu biết nói năm 4 tuổi. Bố mẹ của Einstein đã nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để khắc phục tình trạng chậm nói của ông. Nhà kinh tế học Thomas Sowell thậm chí còn đưa ra thuật ngữ
Einstein bắt đầu biết nói năm 4 tuổi. Bố mẹ của Einstein đã nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để khắc phục tình trạng chậm nói của ông. Nhà kinh tế học Thomas Sowell thậm chí còn đưa ra thuật ngữ "hội chứng Einstein" để mô tả những người thông minh hay có tài năng đặc biệt nhưng chậm nói khi còn nhỏ. Ảnh: Wikimedia Commons

2. Thiên tài "học lệch", bị thầy cô đánh giá thấp và xui xẻo trong thi cử

Ở độ tuổi đi học, Einstein không được coi là một học sinh giỏi. Thậm chí danh hiệu học sinh kém của Einstein còn làm xuất hiện những tin đồn như ông thi trượt môn toán. Tuy nhiên trên thực tế, Einstein đã làm quen và thành thạo với môn vật lý ở trình độ đại học khi chưa đầy 11 tuổi và một tay chơi violin cừ khôi và giành được nhiều điểm cao ở môn tiếng Latinh và Hy Lạp. Chưa đầy 15 tuổi, Einstein đã thành thạo các phép tính vi phân và tích phân.
Ở độ tuổi đi học, Einstein không được coi là một học sinh giỏi. Thậm chí danh hiệu học sinh kém của Einstein còn làm xuất hiện những tin đồn như ông thi trượt môn toán. Tuy nhiên trên thực tế, Einstein đã làm quen và thành thạo với môn vật lý ở trình độ đại học khi chưa đầy 11 tuổi và một tay chơi violin cừ khôi và giành được nhiều điểm cao ở môn tiếng Latinh và Hy Lạp. Chưa đầy 15 tuổi, Einstein đã thành thạo các phép tính vi phân và tích phân. Ảnh: Wikimedia Commons

4. Bí ẩn con gái của Einstein

Trước khi Einstein và người vợ đầu tiên của ông là Mileva Marić kết hôn, Mileva đã bí mật sinh con gái của họ tại nhà bố mẹ đẻ tại Serbia. Tuy nhiên, cô con gái Lieserl lại không có thân phận rõ ràng. Về cơ bản, các hồ sơ liên quan đến Lieserl biến mất sau khi sinh. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chứng cứ cho thấy Einstein từng nhìn thấy con gái.
Trước khi Einstein và người vợ đầu tiên của ông là Mileva Marić kết hôn, Mileva đã bí mật sinh con gái của họ tại nhà bố mẹ đẻ tại Serbia. Tuy nhiên, cô con gái Lieserl lại không có thân phận rõ ràng. Về cơ bản, các hồ sơ liên quan đến Lieserl biến mất sau khi sinh. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chứng cứ cho thấy Einstein từng nhìn thấy con gái.  Ảnh: Internet

5. Einstein đặt ra quy tắc cho vợ

Sau khi kết hôn, Einstein đặt ra một bộ quy tắc yêu cầu người vợ Mileva thực hiện theo, trong đó có những yêu cầu như Mileva phải chuẩn bị 3 bữa ăn mỗi ngày, ngưng nói khi ông yêu cầu và không được mong chờ sự quan tâm thân mật từ ông.
Sau khi kết hôn, Einstein đặt ra một bộ quy tắc yêu cầu người vợ Mileva thực hiện theo, trong đó có những yêu cầu như Mileva phải chuẩn bị 3 bữa ăn mỗi ngày, ngưng nói khi ông yêu cầu và không được mong chờ sự quan tâm thân mật từ ông. Ảnh: Wikimedia Commons

 6. Einstein kết hôn với em họ

Einstein có mối quan hệ rất tốt đẹp với cô em gái họ là Elsa Einstein, người sau này trở thành vợ thứ hai của ông vào năm 1919. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng, mối quan hệ của Einstein và Elsa đã nảy nở khi ông còn chung sống với người vợ đầu tiên.
Einstein có mối quan hệ rất tốt đẹp với cô em gái họ là Elsa Einstein, người sau này trở thành vợ thứ hai của ông vào năm 1919. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng, mối quan hệ của Einstein và Elsa đã nảy nở khi ông còn chung sống với người vợ đầu tiên. Ảnh: Bettmann

7. Einstein không bao giờ đi tất

"Khi còn nhỏ, tôi phát hiện rằng ngón chân cái thường tạo ra một lỗ to trong chiếc tất. Kể từ đó tôi không bao giờ mang tất nữa", Einstein viết trong một bức thư gửi người em họ. Ảnh: Interrnet
"Khi còn nhỏ, tôi phát hiện rằng ngón chân cái thường tạo ra một lỗ to trong chiếc tất. Kể từ đó tôi không bao giờ mang tất nữa", Einstein viết trong một bức thư gửi người em họ. Ảnh: Interrnet

8. Từ bỏ quốc tịch Đức năm 16 tuổi

Ngay từ nhỏ, Albert Einstein đã ghét phải mang một quốc tịch nhất định, cho rằng thật lý tưởng nếu được là
Ngay từ nhỏ, Albert Einstein đã ghét phải mang một quốc tịch nhất định, cho rằng thật lý tưởng nếu được là "công dân thế giới". Năm 1895, ông bỏ quốc tịch Đức khi 16 tuổi và trở thành người không quốc tịch cho tới năm 1901 mới nhập tịch Thụy Sĩ.

9. Hồ sơ FBI dày 1.427 trang

Năm 1933, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt đầu lưu hồ sơ về Einstein, ngay trước chuyến đi Mỹ lần ba của ông. Hồ sơ dày hơn 1.400 trang, chủ yếu tập trung vào mối liên hệ của Einstein với những tổ chức theo chủ nghĩa xã hội và hòa bình.   J. Edgar Hoover, giám đốc đầu tiên của FBI, thậm chí khuyến cáo không cho phép Einstein nhập cảnh vào Mỹ theo Đạo luật Ngăn chặn Người ngoại quốc nhưng bị Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ.
Năm 1933, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt đầu lưu hồ sơ về Einstein, ngay trước chuyến đi Mỹ lần ba của ông. Hồ sơ dày hơn 1.400 trang, chủ yếu tập trung vào mối liên hệ của Einstein với những tổ chức theo chủ nghĩa xã hội và hòa bình. J. Edgar Hoover, giám đốc đầu tiên của FBI, thậm chí khuyến cáo không cho phép Einstein nhập cảnh vào Mỹ theo Đạo luật Ngăn chặn Người ngoại quốc nhưng bị Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ.

10. Nhà hoạt động dân quyền trước khi phong trào dân quyền bắt đầu

Einstein là một người ủng hộ mạnh mẽ quyền công dân và quyền tự do ngôn luận. Khi W.E.B. Du Bois, nhà sử học người Mỹ bị truy tố năm 1951 với cáo buộc là điệp viên cho một thế lực ngoại quốc, ông Einstein đã tình nguyện làm chứng. Sau khi luật sư của Du Bois thông báo cho tòa án rằng Einstein sẽ có mặt, thẩm phán đã quyết định đình chỉ vụ án. Einstein phát biểu trong Hội nghị Khoa học và Dân túy năm 1933 ở Nhà hát Hoàng gia Albert tại London. Ảnh: Hulton Archive
Einstein là một người ủng hộ mạnh mẽ quyền công dân và quyền tự do ngôn luận. Khi W.E.B. Du Bois, nhà sử học người Mỹ bị truy tố năm 1951 với cáo buộc là điệp viên cho một thế lực ngoại quốc, ông Einstein đã tình nguyện làm chứng. Sau khi luật sư của Du Bois thông báo cho tòa án rằng Einstein sẽ có mặt, thẩm phán đã quyết định đình chỉ vụ án. Trong ảnh: Einstein phát biểu trong Hội nghị Khoa học và Dân túy năm 1933 ở Nhà hát Hoàng gia Albert tại London. Ảnh: Hulton Archive
Thái Bình
(Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Tin mới