Tuyển sinh ngành sư phạm các nước trên thế giới có gì đặc biệt?

(Baonghean.vn) - So với ở Việt Nam, ngành Sư phạm ở các nước khác đều được tuyển chọn rất kỹ lưỡng bởi được tổ chức kỳ thi riêng, phỏng vấn trực tiếp gắt gao, thậm chí kiểm tra cả đạo đức nghề nghiệp.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ngành Sư phạm là ngành được ưu tiên hàng đầu và đòi hỏi chất lượng cao kể cả đầu vào lẫn đầu ra. Do đó thí sinh thi khi thi tuyển cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản mới có thể vượt qua được những vòng kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, nhiều ngành Sư phạm ở nước ngoài vẫn “hút” thí sinh, số đơn ứng tuyển vượt rất xa so với chỉ tiêu đào tạo cho phép.

1. Mỹ

Do nhu cầu của xã hội, giáo viên tại Mỹ có thể không phải là người giỏi nhất nhưng phải là người phù hợp nhất.
Do nhu cầu của xã hội, giáo viên tại Mỹ có thể không phải là người giỏi nhất nhưng phải là người phù hợp nhất.

Ở Mỹ nhiều cơ sở giáo dục, thí sinh có thể bắt đầu ngay khóa học khi đăng ký ghi đanh vào một cơ sở đại học. Nhiều trường hợp khác, thí sinh bắt buộc phải hoàn thành 2 năm đại cương, sau đó nộp đơn ứng tuyển vào chương trình giáo dục sư phạm.

Một số cơ sở giáo dục khác có yêu cầu khắt khe hơn là thí sinh phải đỗ một kỳ thi trước khi đăng ký vào một chương trình sư phạm, như Praxis I (bài kiểm tra kỹ năng cơ bản dành cho giáo viên tương lai, bao gồm đọc, viết, toán học).

Nhiều chương trình sư phạm ở Mỹ hiện nay đòi hỏi khá khắt khe như: Điểm tốt nghiệp trung học trên mức trung bình và vượt qua kỳ thi quốc gia về một môn chuyên ngành, thư giới thiệu, tổ chức các cuộc phỏng vấn riêng và yêu cầu kinh nghiệm làm việc đối với thí sinh khi xem xét đơn ứng tuyển.

2. Anh

Ở nước Anh, thí sinh tuyển sinh vào ngành sư phạm thì tối thiểu phải đạt điểm C môn Tiếng Anh và Toán trong kỳ thi lấy chứng chỉ trung học (GCSE).

Những nước như Singapore, Hàn Quốc và Phần Lan, người trúng tuyển vào ngành sư phạm phải rất giỏi.
Những nước như Singapore, Hàn Quốc và Phần Lan, người trúng tuyển vào ngành sư phạm phải rất giỏi.

3. Nhật Bản

Tại Nhật, tất cả thí sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh quốc gia bao gồm 5 bộ môn: tiếng Nhật, ngoại ngữ, toán học, khoa học và nghiên cứu xã hội. Ngoài ra, hầu hết đại học ở nước này còn tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng.

Mỗi chương trình sư phạm lại có bài kiểm tra riêng, bao gồm các môn cụ thể. Ví dụ, muốn học sư phạm toán, bạn phải làm bài kiểm tra toán nâng cao. Kết quả của hai kỳ thi tuyển sinh được dùng để xem xét khả năng trúng tuyển của mỗi ứng viên. Trong một số trường hợp, các cuộc phỏng vấn cũng được sử dụng như yêu cầu đầu vào.

4. Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, một thí sinh muốn theo đuổi ngành sư phạm lại phụ thuộc vào học bạ (mức độ thành tích trong lĩnh vực chuyên môn, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm) và kết quả trong kỳ thi SAT. Các cơ sở giáo dục bậc cao cũng nâng tiêu chuẩn đầu vào bằng cách phỏng vấn ứng viên, yêu cầu họ làm bài kiểm tra về thái độ và đạo đức giảng dạy.

Ngành sư phạm các nước có tiêu chuẩn đầu vào khác nhau. Ảnh: iStock
Ngành sư phạm các nước có tiêu chuẩn đầu vào khác nhau. Ảnh: iStock

5. Australia

Australia có yêu cầu đầu vào dựa trên những gì thí sinh thể hiện ở trường trung học. Mỗi thí sinh có điểm ứng tuyển đại học được tính dựa trên đánh giá năng lực và kết quả các bài thi của năm cuối cấp. Điểm trúng tuyển của ngành sư phạm ở các trường không giống nhau. Mỗi trường đại học lại có điểm trúng tuyển chuyên ngành chênh lệch, phụ thuộc mức độ cạnh tranh.

6. Singapore

Singapore yêu cầu sinh viên ứng tuyển vào chương trình sư phạm trình độ sau đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học và ít nhất một điểm A hoặc B trên chứng chỉ giáo dục phổ thông GCE.

7. Hà Lan

Ở Hà Lan, các yêu cầu đầu vào cho nghiên cứu sau đại học đặc biệt nghiêm ngặt. Thí sinh cần có bằng thạc sỹ về môn chuyên ngành trước khi nghiên cứu khóa sư phạm trình độ sau đại học, kéo dài từ 12 đến 18 tháng. 

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới