Vì sao một số đại sứ Nga đột tử khi còn đương chức?

Trong bài viết đăng trên RT, nhà báo người Ireland Bryan MacDonald cho rằng một số đại sứ Nga đột tử khi còn đương chức là do họ… đã quá già.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông phương Tây cố gắng miêu tả việc một số đại sứ Nga đột tử gần đây là rất đáng ngờ và thậm chí còn thêu dệt nhiều thuyết âm mưu.

Vi sao mot so dai su Nga dot tu khi con duong chuc?
Đại sứ Nga tại Sudan Mirgayas Shirinsky. Ảnh: The Independent 

Việc các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin về cái chết bất hạnh của Đại sứ Nga tại Sudan Mirgayas Shirinsky là một ví dụ đáng buồn, với dụng ý xấu. Đại sứ Shirinsky - 62 tuổi và bị chứng huyết áp cao - đã qua đời trong khi đang bơi trong hồ bơi ở tư dinh, sau khi có các triệu chứng đau tim cấp tính. Nhân viên đại sứ quán đã gọi xe cứu thương nhưng bác sĩ không thể cứu sống ông. Trong khi đó, cảnh sát Sudan đã loại trừ khả năng xảy ra một vụ ám sát. Kênh CNN cũng đã đưa tin rằng "không có bằng chứng cho thấy bất cứ điều gì đáng ngờ về cái chết của đại sứ Nga Shirinskiy”.

Tuy nhiên, một vài giờ sau đó, CNN đã gây chấn động với một bài viết khác liệt kê “9 quan chức Nga cao cấp, trong đó có một số nhà ngoại giao, đã chết trong vòng 9 tháng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 8/11/2016”. CNN liệt kê những cái tên như Vitaly Churkin (64), Alexander Kadakin (67), Andrey Malanin (54), Oleg Erovinkin (61) và Sergei Krivov (63).

Vấn đề tuổi tác

Trên thực tế, Bộ Ngoại giao Nga đã gặp khá nhiều vấn đề liên quan đến độ tuổi của các nhà ngoại giao. Vấn đề tuổi bình quân cao của các nhà ngoại giao Nga đương nhiệm chính là kết quả của "một thế hệ bị đánh mất". Trong những năm 1990, nền kinh tế Nga đã sụp đổ một phần do liệu pháp sốc “tự do kiểu mới” của Tổng thống thời đó là Boris Yeltsin. Lương công chức thấp đến mức thảm hại và không được thanh toán đúng kỳ hạn.

Các nhà ngoại giao có trình độ học vấn cao, với các kỹ năng ngôn ngữ rất cần thiết đối với các công ty nước ngoài, muốn tìm kiếm chỗ đứng vững chắc trong thị trường mở thời hậu Xô viết. Vì vậy, họ phải đối mặt với hai sự lựa chọn: hoặc làm việc cho nhà nước với mức lương 100 USD/tháng, hoặc làm cho khu vực tư nhân với mức lương cao ngất ngưởng.

Vậy các nhà ngoại giao trẻ ở độ tuổi 20 và 30 đã làm gì vào thời điểm đó?

Tất nhiên, rất nhiều người theo học ngành ngoại giao đã chạy theo tiếng gọi của đồng tiền. Và kết quả là vào thời điểm hiện nay, ngành ngoại giao Nga thiếu nhân tài ở độ tuổi 45-55, khung tuổi của hầu hết các vị đại sứ trên thế giới. Tuy cuộc khủng hoảng nhân lực ngoại giao này đã được khắc phục dưới thời Tổng thống Putin, nhưng phần lớn những người được tuyển dụng vào ngành ngoại giao vẫn còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để đảm đương chức vụ đại sứ.

Vì lý do này, Liên bang Nga buộc phải dựa vào các vị đại sứ lớn tuổi: sinh ra, lớn lên và được đào tạo trong kỷ nguyên Liên bang Xô viết. Vì vậy, vào thời điểm mà hầu hết các đồng nghiệp Tây Âu đã nghỉ hưu, các vị đại sứ Nga cùng độ tuổi vẫn làm việc cật lực.

Chưa hết, tuổi thọ trung bình của nam giới Nga sinh ra trong những năm 1950 được thống kê vào khoảng 60,5 năm và độ tuổi trung bình của các vị đại sứ Nga hiện ở mức 64. Vì vậy, người ta có thể lật ngược câu chuyện và tự hỏi: “Vì sao các nhà ngoại giao Nga lại sống lâu như vậy? "

Ngoại giao vốn là một công việc vô cùng căng thẳng, liên quan đến vô số các vấn đề “đau đầu nhức óc” ban ngày và nghiền ngẫm đến mất ngủ ban đêm. Các nhà ngoại giao phải luôn luôn thận trọng trong cách hành xử, luôn phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” để tránh có tuyên bố hớ hênh dễ gây ra những hiểu lầm. Chính những sự ức chế triền miên vào ban ngày cộng với những đêm mất ngủ… đã ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ của các nhà ngoại giao, đặc biệt là những nhà ngoại giao cao tuổi.

Theo Kienthuc.net.vn

TIN LIÊN QUAN

Tin mới