Tết Trung thu ở các nước có gì đặc biệt?

(Baonghean.vn) - Không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc mới đón Tết Trung thu mà nhiều nước khác trên thế giới cũng náo nức đón Tết Trung thu với các nghi lễ đặc biệt theo nét đặc trưng văn hóa khác nhau.

1. Nhật Bản

Tết Trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi nghĩa là “ngắm trăng”. Các đồ cũng lễ truyền thống của ngày này gồm một vài nhánh lúa và rơm khô hái về cắm vào bình hoặc treo trong nhà, cũng có thể đem tết lại thành những đồ trang trí xinh xinh mà người Nhật gọi bằng cái tên susuki. Đồ lễ không thể thiếu là bánh nếp, viên bánh tròn xoe màu trắng tượng trưng cho vầng trăng. rên phố, trong những ngày này, người ta thường bán bánh mì trứng với hình ảnh quả trứng rán lên tròng trịa vàng rộm tựa vầng trăng ngày Rằm.
Tết Trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi nghĩa là “ngắm trăng”. Các đồ cũng lễ truyền thống của ngày này gồm một vài nhánh lúa và rơm khô hái về cắm vào bình hoặc treo trong nhà, cũng có thể đem tết lại thành những đồ trang trí xinh xinh mà người Nhật gọi bằng cái tên susuki. Đồ lễ không thể thiếu là bánh nếp, viên bánh tròn xoe màu trắng tượng trưng cho vầng trăng. rên phố, trong những ngày này, người ta thường bán bánh mì trứng với hình ảnh quả trứng rán lên tròng trịa vàng rộm tựa vầng trăng ngày Rằm.

2. Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Tết Trung thu có tên gọi là Chuseok hoặc Hangawi nghĩa là “trung thu tuyệt vời” diễn ra vào đúng dịp thu hoạch lớn trong năm tại đất nước này. Trung thu ở Hàn Quốc kéo dài 3 ngày là một trong những dịp lễ lớn trong năm để người dân quay về thăm quê nhà, thăm phần mộ tổ tiên. Người Hàn Quốc thay vì múa lân sư rồng, sẽ hoá trang thành những chú bò, chú rùa cùng với một đoàn lễ nhạc đi đằng sau. Những trò chơi truyền thống trong dịp này còn có đánh trận giả, thi bắn cung, đấu vật.
Tại Hàn Quốc, Tết Trung thu có tên gọi là Chuseok hoặc Hangawi nghĩa là “trung thu tuyệt vời” diễn ra vào đúng dịp thu hoạch lớn trong năm tại đất nước này. Trung thu ở Hàn Quốc kéo dài 3 ngày là một trong những dịp lễ lớn trong năm để người dân quay về thăm quê nhà, thăm phần mộ tổ tiên. Người Hàn Quốc thay vì múa lân sư rồng, sẽ hoá trang thành những chú bò, chú rùa cùng với một đoàn lễ nhạc đi đằng sau. Những trò chơi truyền thống trong dịp này còn có đánh trận giả, thi bắn cung, đấu vật.

3. Trung Quốc

Tết Trung thu tại Trung Quốc lấy hai biểu tượng chính là Chị Hằng và Thỏ Ngọc trên cung trăng. Người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm Rằm người ta sẽ thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa trên phố.
Tết Trung thu tại Trung Quốc lấy hai biểu tượng chính là Chị Hằng và Thỏ Ngọc trên cung trăng. Người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm Rằm người ta sẽ thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa trên phố.

4. Singapore

Singapore là quốc gia với phần đông dân số là người Hoa. Về ngày lễ hội Trung thu mỗi năm tổ chức một lần, truyền thống này xưa nay vô cùng được coi trọng. Đối với người Hoa thuộc quốc gia Singapore, ngày tết Trung thu là một dịp trời ban, giúp kết nối, hàn gắn tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn. Các đường phố ở Singapore sẽ rực rỡ sắc đèn lồng vào dịp Trung thu.
Singapore là quốc gia với phần đông dân số là người Hoa. Về ngày lễ hội Trung thu mỗi năm tổ chức một lần, truyền thống này xưa nay vô cùng được coi trọng. Đối với người Hoa thuộc quốc gia Singapore, ngày tết Trung thu là một dịp trời ban, giúp kết nối, hàn gắn tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn. Các đường phố ở Singapore sẽ rực rỡ sắc đèn lồng vào dịp Trung thu.

5. Thái Lan

Người dân Thái Lan gọi tết Trung thu là “Kỳ nguyệt tiết” (lễ hội cầu nguyện trăng). Điều này rất đúng với tên gọi của nó, và rõ ràng nó chịu sự ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Người người ngồi ngay ngắn trước một chiếc bàn lớn, đặt tượng Bồ Tát quan Thế Âm Nam Hải, cầu nguyện, trao cho nhau những lời chúc phúc.
Người dân Thái Lan gọi tết Trung thu là “Kỳ nguyệt tiết” (lễ hội cầu nguyện trăng). Điều này rất đúng với tên gọi của nó, và rõ ràng nó chịu sự ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Người người ngồi ngay ngắn trước một chiếc bàn lớn, đặt tượng Bồ Tát quan Thế Âm Nam Hải, cầu nguyện, trao cho nhau những lời chúc phúc.

6. Campuchia

"Lễ hội trăng rằm" ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía, súp sắn…
"Lễ hội trăng rằm" ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía, súp sắn…

7. Lào

Người Lào gọi tết Trung thu là “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.
Người Lào gọi tết Trung thu là “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.

8. Malaysia

Vào dịp Trung thu, ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Dịp này, phố phường đều được trang trí bởi hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn lồng sặc sỡ. Đây là dịp để người dân Malaysia và du khách ra đường hòa mình vào không khí tưng bừng của ngày lễ.
Vào dịp Trung thu, ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Dịp này, phố phường đều được trang trí bởi hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn lồng sặc sỡ. Đây là dịp để người dân Malaysia và du khách ra đường hòa mình vào không khí tưng bừng của ngày lễ.

9. Myanmar 

Ngày rằm Trung thu ở Myanmar được gọi là “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”. Đêm rằm, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.
Ngày rằm Trung thu ở Myanmar được gọi là “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”. Đêm rằm, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.

10.  Triều Tiên

Tết Trung thu ở Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh nướng xốp (muffin). Mọi nhà đều hấp bánh này và biếu tặng cho nhau.  Bánh muffin nướng xốp giống như bán nguyệt- nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,...Vì lúc hấp, đệm lót có sự giãn nở nên có tên gọi như vậy.  Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Dưới ánh trăng rằm, họ chơi kéo co, vật hoặc biểu diễn ca múa. Còn các cô gái trẻ sẽ diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày hội.
Tết Trung thu ở Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh nướng xốp (muffin). Mọi nhà đều hấp bánh này và biếu tặng cho nhau. Bánh muffin nướng xốp giống như bán nguyệt- nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,...Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Dưới ánh trăng rằm, họ chơi kéo co, vật hoặc biểu diễn ca múa. Còn các cô gái trẻ sẽ diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày hội.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới