Quy tắc 3 phút tránh bệnh cho trẻ khi sử dụng điều hòa

Trời nắng nóng nên hầu như gia đình nào cũng dùng điều hòa. Tuy nhiên, trẻ ở môi trường này sẽ rất dễ nhiễm bệnh nếu không được cha mẹ chú ý.

Ảnh minh họa: Internet

Rất nhiều người thường thắc mắc để nhiệt độ bao nhiêu cho con thì vừa, đặt điều hòa cho con ra sao nhưng các mẹ phải hiểu mỗi một loại điều hòa sẽ có một quy định sử dụng khác nhau, một công suất - độ làm lạnh, mức gió khác nhau và không gian gia đình khác nhau. Vì thế không thể có một mức cụ thể nào cho mỗi nhà. Nhưng theo các BS, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Cho con uống nhiều nước

 Uống nhiều nước chưa bao giờ là lời khuyên thừa. Việc đáng lo ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu.

Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp…thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ. 
Không bật điều hòa 24/24h
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Quy tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài.
Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu, bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng.
Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi... có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu. Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng.
Cách điều trị khi trẻ mắc các bệnh vì điều hòa:

Ho do cảm lạnh, cảm cúm

Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm thường do sự thay đổi môi trường 1 cách đột ngột như khi trẻ đang đi ngoài nóng ngay lập tức vào lạnh; hay trẻ vừa vui chơi, ra mồ hôi không thay quần áo ngay mà cho vào phòng có điều hòa... khiến trẻ bị nhiễm lạnh, cảm cúm.

+ Cách trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:

Ho do cảm cúm là ho do virus gây ra, vì thế, trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ chữa triệu chứng, không dùng kháng sinh để điều trị.

Đối với chữa ho do cảm lạnh, cảm cúm có rất nhiều cách, mỗi cách lại phù hợp với từng độ tuổi khác nhau của trẻ.

Trẻ nhỏ: Cho trẻ dùng các loại thuốc ho an toàn, thuốc ho đông y hoặc những loại thuốc ho long đờm không ảnh hưởng nhiều tới trẻ.

Trẻ lớn/người lớn: Có nhiều loại thuốc ho hơn như các loại thuốc có chế phẩm giảm ho, ức chế thần kinh trung ương hoặc các chế phẩm có thành phần thuốc phiện (dành cho người lớn).

Ngoài triệu chứng ho, trẻ cũng có thể bị sốt, tắc mũi, sổ mũi… lúc này, mẹ cho con dùng các loại thuốc hạ sốt (paracetamol và Ibuprofen) theo chỉ dẫn trên hộp thuốc kết hợp với thuốc nhỏ mũi.

Trẻ bị ho do dị ứng

Trẻ bị dị ứng gây ho chủ yếu là viêm mũi dị ứng do điều hòa không được vệ sinh sạch sẽ. Thông thường, điều hòa sẽ có quy định thời gian vệ sinh bộ lọc bụi riêng tùy theo từng hãng và thời gian sử dụng nhiều hay ít.

+ Cách trị ho cho trẻ viêm mũi dị ứng:

Những trẻ bị ho do viêm mũi dị ứng phải chữa bằng các loại thuốc kháng histamin để chống dị ứng, có thể dùng đường uống hoặc đường nhỏ vào mũi. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc chống co mạch để chống tắc mũi.

Ho do bị viêm phổi

Viêm phổi là trường hợp nặng, khi trẻ bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng như sốt cao, ho, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, thở dút lõm ngực. Nếu nghi ngờ con bị viêm phổi, mẹ nên đưa con tới viện khám, không được tự chữa ở nhà. Khi đi khám bác sĩ sẽ chỉ định chữa tùy theo mức độ của bệnh.

Tin mới