Robot chiến trường Nga tụt hậu hàng chục năm so với Mỹ?

Đối với công nghệ robot chiến trường, ngoài thiết kế về nền tảng khung gầm thì yếu tố quan trọng nhất chính là hệ thống điều khiển.

Mới đây Viện nghiên cứu Trung ương 3 của Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra những đánh giá tiêu cực về robot chiến trường - xe tăng tự hành Uran-9.

Trong đó quan trọng nhất gồm có những chỉ trích Uran-9 là một dự án vội vàng, khung gầm yếu, thấp, không phù hợp, hay hỏng vặt, hệ thống điện tử dễ bị chế áp.

Điều mà robot Uran-9 gây thất vọng nhất chính là cự ly điều khiển quá ngắn, không quá 500 m trong điều kiện địa hình trống trải, nếu có vật cản thì gần như chắc chắn bị mất tín hiệu điều khiển, thậm chí còn gây cản trở quá trình chiến đấu của quân ta.

Robot chiến trường Nga tụt hậu hàng chục năm so với Mỹ? ảnh 1
Robot chiến trường Uran-9 của Nga.

Thử so với Mỹ, đầu tiên xét về công nghệ điều khiển, một trung sĩ Mỹ ngồi tận lãnh thổ Hoa Kỳ vẫn có thể kiểm soát máy bay hoạt động tận Afghanistan ngay trong thời gian thực, không có độ trễ và thu nhận cũng như xử lý tình huống chiến trường với độ chính xác cực cao.

Các máy bay không người lái của Mỹ hoạt động tin cậy trên bầu trời tới hàng chục giờ liên tục, tần suất cất cánh cực kỳ cao, hầu như không phát sinh lỗi kỹ thuật trong khi phương tiện hàng không có độ phức tạp gấp nhiều lần so với phương tiện mặt đất.

Robot chiến trường Nga tụt hậu hàng chục năm so với Mỹ? ảnh 2
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ.

Đây là xét trường hợp hoạt động riêng lẻ, còn nếu gặp nhau trên một chiến trường thì chỉ có khả năng Uran-9 bị Reaper phát hiện và tiêu diệt từ rất xa bằng tên lửa Hellfire chứ không có chiều ngược lại, việc yểm trợ hỏa lực, tiêu diệt sinh lực địch dĩ nhiên UAV bay trên cao có ưu thế hơn rất nhiều.

Nga cũng biết rõ khuyết điểm của mình về máy bay không người lái cho nên họ đã chọn “thị trường ngách” là xe tăng không người lái hòng mong thu hẹp khoảng cách về robot chiến trường so với Mỹ, tuy nhiên thực tế cho thấy họ đang thất bại.

Tin mới