Rùng mình trước "địa ngục trần gian" ở Phú Quốc

(Baonghean.vn) - Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác chiến tranh hết sức dã man và tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm: cựu tù, người dân, du khách trong và ngoài nước. 

Nhà tù Phú Quốc nằm tại thị trấn An Thới ở cực Nam đảo Phú Quốc, được chính quyền Việt Nam cộng hoà xây dựng vào năm 1966 với tên gọi Trạm giam tù binh Phú Quốc. Rộng hơn 400ha, nơi đây từng giam giữ 40.000 tù nhân, trong đó có nhiều sỹ quan và hạ sỹ quan, cán bộ chính trị cách mạng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương...Ảnh: Một phân khu trong nhà tù Phú Quốc được phục dựng, tôn tạo.
Nhà tù Phú Quốc nằm tại thị trấn An Thới ở cực Nam đảo Phú Quốc, được chính quyền Việt Nam cộng hoà xây dựng vào năm 1966 với tên gọi Trạm giam tù binh Phú Quốc. Rộng hơn 400ha và chia thành 12 khu, mỗi khu có 4 phân khu A, B, C, D, nhà tù từng giam giữ 40.000 tù nhân, trong đó có nhiều sỹ quan và hạ sỹ quan, cán bộ chính trị cách mạng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương...Ảnh: Một phân khu trong nhà tù Phú Quốc được phục dựng, tôn tạo.
Pháo đài canh gác có súng đại liên để kiểm soát khu trại giam.
Mỗi khu trại giam có 1 pháo đài canh gác trang bị súng đại liên và 2 vọng gác 24/24 giờ tại cổng chính. Ngoài ra có 2 xe tuần tra liên tục xung quanh.
Ban đêm, các toán lưu động tuần tra trong vòng rào giới hạn. Để hỗ trợ việc canh giữ trại giam, 4 tiểu đoàn quân cảnh còn được trang bị thêm 1 đội quân khuyển.
Ban đêm, các toán lưu động tuần tra trong vòng rào giới hạn. Để hỗ trợ việc canh giữ trại giam, 4 tiểu đoàn quân cảnh còn được trang bị thêm 1 đội quân khuyển.
Những người tù ở đây đã bí mật đào hầm vượt qua 12 tầng thép gai.
Cận cảnh 12 tầng thép gai tạo thành vòng rào giới hạn bao quanh các khu trại giam. Nhưng địa ngục chỉ thực sự hé mở ở bên trong hàng rào này...
Di tích lịch sử này ghi dấu tội ác của chính quyền Mỹ Ngụy đối với các chiến sĩ cách mạng.
Chuồng cọp catso: Một hình thức tra tấn bằng cách nhốt người tù trong thùng sắt tấm kín 4 mặt như container. Bị nhốt trong thùng kín lâu ngày, điều kiện sống mất vệ sinh, yếm khí và chế độ ăn uống tồi tệ khiến sức khoẻ và tinh thần tù binh bị ảnh hưởng nặng nề.
Việc lạm dụng bạo lực và nhục hình với tù nhân trong nhà tù Phú Quốc đã nhiều lần bị Tổ chức Chữ Thập Đỏ và điều tra viên của Đại sứ quán Mỹ phản ánh trong những năm 1969 - 1972.
Việc lạm dụng bạo lực và nhục hình với tù nhân trong nhà tù Phú Quốc đã nhiều lần bị Tổ chức Chữ Thập Đỏ và điều tra viên của Đại sứ quán Mỹ phản ánh trong những năm 1969 - 1972.
Đàn áp những chiến sĩ cách mạng, những tên cai ngục ở đây đã sử dụng 24 ngón đòn tra tấn tàn ác như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống.
Theo lời kể của các cựu tù, cai ngục sử dụng nhiều ngón đòn tra tấn tàn ác như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt; đục răng, bẻ răng; trùm bao bố ném vào chảo nước sôi; thiêu sống; chôn sống; lộn đầu trên vỉ sắt;...Từ năm 1966 đến năm 1973, có hơn 4.000 tù nhân bỏ mạng và hàng chục nghìn người bị thương tật tàn phế dưới ngón đòn tra tấn của cai ngục Phú Quốc.
Giữa địa ngục trần gian, những người chiến sĩ năm xưa luôn một lòng trung với Đảng, hiếu với dân; anh dũng, kiên cường bất khuất hiên ngang trước kẻ thù.
Tuy vậy, nhà tù Phú Quốc cũng chứng kiến tinh thần đấu tranh quật cường của các chiến sỹ cách mạng. Có tổng cộng 39 đợt vượt ngục với hơn 240 chiến sỹ cách mạng thoát ra. Cuộc vượt ngục ngày 5/1/1968 của 21 đồng chí bằng đường hầm dài hơn 120m đào bằng nắp cà mèng đựng cơm trong 140 ngày được xem như huyền thoại của nhà tù Phú Quốc.
Vượt ngục tiếp tục đấu tranh vì nhân dân miền Nam đang bị đọa đày, lao khổ.
Cảnh các chiến sỹ cách mạng mở nắp hầm lên mặt đất trốn khỏi trại giam được phục dựng.
Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Năm 1995, khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được công nhận di tích cấp quốc gia, trở thành địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn của người dân Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước. 
Hình ảnh thực của nhà tù Phú Quốc xưa (trái) và hiện trạng được phục dựng nay (phải). Di tích Nhà tù Phú Quốc được tỉnh Kiên Giang phục hồi, tôn tạo lại dựa trên những tư liệu lịch sử và lời kể của các chứng nhân là cựu tù hoặc cai ngục. Trong ảnh: Nhà tù Phú Quốc xưa (trái) và hiện trạng được phục dựng nay (phải).
Di tích Nhà tù Phú Quốc được tỉnh Kiên Giang phục hồi, tôn tạo lại dựa trên những tư liệu lịch sử và lời kể của các chứng nhân là cựu tù hoặc cai ngục. Trong ảnh: Nhà tù Phú Quốc xưa (trái) và hiện trạng được phục dựng nay (phải).
Nhà tù Phú Quốc là trường học cách mạng của thanh niên Việt Nam. Tham qua khu di tích nhà tù để tận mắt chứng kiến những hiện vật để lại, thấy rõ hơn lòng yêu nước của người dân, hiểu hơn về lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Khu lưu niệm Nhà tù Phú Quốc lưu giữ những hình ảnh, hiện vật tái hiện lại chân thực và sống động cuộc sống đen tối tại địa ngục trần gian của các chiến sỹ cách mạng. 

Nhóm PV

TIN LIÊN QUAN

Tin mới