“Săn” nòng nọc làm món đặc sản, nông dân rẻo cao Nghệ An thu tiền triệu mỗi ngày

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, người dân huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) lại "vào mùa" săn nòng nọc ở sông, suối về chế biến làm món ăn, hoặc bán kiếm thu nhập cho gia đình.
Clip đi săn nòng nọc. Clip: Duy Khánh

Những ngày này, tranh thủ thời tiết ấm lên, ông Cụt Văn Đoàn và nhiều người dân khác trong bản Nhãn Cù, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn cùng nhau đi thăm bẫy nòng nọc đã được đặt sẵn từ nhiều ngày trước. Chiếc bẫy để bắt nòng nọc của người dân bản Nhãn Cù khá đơn giản: đó là những chiếc bế (gùi) đã qua sử dụng.

Mùa Đông là thời điểm người dân Kỳ Sơn săn nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú
Mùa Đông là thời điểm người dân Kỳ Sơn săn nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú

Mồi nhử nòng nọc là bã rượu cần và một nắm lá thầu dầu, bỏ vào chiếc bế rồi ngâm sâu dưới nước, khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ là có thể đi thăm bẫy và thu nòng nọc về.

Mồi nhử là một ít bã rượu cần và lá thầu dầu. Ảnh: Duy Khánh
Mồi nhử là một ít bã rượu cần và lá thầu dầu. Ảnh: Duy Khánh
Ông Cụt Văn Đoàn cho biết: “Mùa này, tôi đặt hơn 40 chiếc bế ở lưu vực lòng hồ thủy điện Nậm Mô. Mỗi ngày thăm bế từ 2 đến 4 lần, mỗi lần thu về 10 - 15 kg nòng nọc. Với giá bán từ 50 - 70.000 đồng/kg, mỗi ngày gia đình tôi có thu nhập từ 1,5 - 2,5 triệu đồng". Được biết, đây là một khoản thu khá lớn đối với các hộ đồng bào Khơ mú ở bản Nhãn Cù.
Mỗi ngày người dân thu về hàng triệu đồng từ việc bẫy nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú
Mỗi ngày người dân thu về hàng triệu đồng từ việc bẫy nòng nọc. Ảnh: Lữ Phú

Nòng nọc là món ăn ưa thích của đồng bào các dân tộc vùng cao Nghệ An. Nòng nọc có thể chế biến được rất nhiều món như: Nấu canh ột măng chua, lam, nấu canh pịa, lạp… Đây là món ăn truyền thống được đồng bào Khơ mú chế biến tiếp khách quý đến thăm nhà.

Tin mới