Sáng lửa nghề rèn xứ Phuống

(Baonghean.vn) - Đã thời cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nhưng nghề rèn truyền thống ở chợ Phuống, xã Thanh Giang (Thanh Chương) vẫn luôn đỏ lửa, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất của người dân địa phương này.
Từ bao đời nay, chợ Phuống (xã Thanh Giang) luôn là điểm đến hấp dẫn của các thợ rèn khắp mọi miền tìm đến bởi vị trí địa lý thuận lợi với nhiều đồng bãi và cũng là trung tâm mua bán của cả cụm Bích Hào bao gồm 6 xã: Thanh Giang; Thanh Lâm; Thanh Xuân; Thanh Mai; Thanh Hà; Thanh Tùng, huyện Thanh Chương.
Từ bao đời nay, chợ Phuống (xã Thanh Giang) luôn là nơi thợ rèn khắp nơi tìm đến bởi vị trí địa lý thuận lợi với nhiều đồng bãi canh tác và là trung tâm mua bán của cả cụm Bích Hào của huyện Thanh Chương gồm 6 xã: Thanh Giang; Thanh Lâm; Thanh Xuân; Thanh Mai; Thanh Hà; Thanh Tùng. Ảnh: Diệp Phương
“Để làm ra một sản phẩm, người thợ rèn phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên phải biết lựa chọn nguyên liệu (như: than, sắt, thép,..),  cách nhóm bếp để ngọn lửa đều. Tiếp đến cắt sắt tạo hình, nung lửa, đạp, nhúng nước rồi lại nung, đập cho tới khi định hình được sản phẩm. và công đoạn cuối cùng là khâu mài dũa cho sắc và làm tay cầm” -  anh Lê Văn Đại, người thợ gắn bó với nghề rèn gần 20 năm ở đây cho biết.
Vợ chồng thợ rèn anh Lê Văn Đại vốn quê ở tỉnh Thanh Hóa, đã gắn bó với nghề rèn gần 20 năm ở xứ Phuống. Ảnh: Diệp Phương
Sản phẩm nghề từ nghề rèn của xứ Phuồng đã nổi tiếng hàng trăm năm nay. Người dân từ khắp nơi vẫn tìm đến xứ Phuồng đề mua về sử dụng.
Để làm ra một nông cụ, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn: thổi lửa, tôi sắt, quai búa đập. Khi sản phẩm thành hình thì chuyển qua khâu gia công bào, gọt, làm chuôi, tra cán, lau chùi. Ảnh: Diệp Phương
Một số người còn tìm đến xứ Phuồng mua các sản phẩm rèn được ở đây đem đi các vùng miền khác để bán. Nhờ thế, sản phẩm rèn nơi đây mỗi ngày một nổi tiếng.
Tất cả đều được làm thủ công. Ảnh: Diệp Phương
Hiện, lò rèn ở chợ Phuống đang sản xuất những loại nông cụ như: dao, liềm, cuốc, xẻng,… với nhiều giá bán khác nhau. Dao động từ 15.000 đồng – 150.000 đồng/1 sản phẩm tùy loại sản phẩm.
Công đoạn mài có sự hỗ trợ của máy móc. Ảnh: Diệp Phương
Ngoài việc làm mới, lò rèn xứ Phuồng còn là “bệnh viện” nông cụ cho những người nông dân nơi đây. “Không chỉ có sắc mà cách tui dao, cuốc ở khu lò rèn xứ Phuồng cũng giúp cho các dụng cụ gia đình tôi bền lâu hơn những nơi khác” – Một người dân cho biết.
Ngoài việc làm mới, lò rèn xứ Phuống còn là “bệnh viện” nông cụ của những người nông dân nơi đây: mài sắc dao, cuốc, cắt chấu liềm... Ảnh: Diệp Phương
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù đã có rất nhiều người thợ đến và đi nhưng nơi đây vẫn còn đó những người thợ rèn cần mẫn, gắn bó với cái bễ rèn đỏ lửa ở xứ Phuống hàng chục năm liền. Từ những đôi bàn tài hoa không kém phần tỉ mỉ. Đôi khi đó còn là mồ hôi, giọt nước mắt của người thợ mang cái nghiệp không ít gian truân này.
Trải thời gian, dù đã có rất nhiều người thợ đến và đi, nhưng nơi đây vẫn còn đó những người thợ rèn cần mẫn, gắn bó với cái bễ rèn đỏ lửa ở xứ Phuống hàng chục năm liền. Từ những đôi bàn tay tài hoa không kém phần tỉ mỉ, những sản phẩm rèn của thợ rèn xứ Phuống được người dân khắp nơi tin dùng. Ảnh: Diệp Phương

Tin mới