Sắp có bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Bộ VHTTDL vừa có thông tin mới nhất về Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, khắc phục các vấn nạn trong hôn nhân gia đình đang có xu hướng gia tăng.

Theo thông tin từ Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình sẽ được thực hiện trong 2 năm 2018 - 2019 tại 6 tỉnh/thành: Lào Cai, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh…  

Trong quá trình triển khai sẽ lồng ghép các hoạt động: tập huấn, chương trình toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tọa đàm, các cuộc nói chuyện chuyên đề, tổ chức phát động các hộ gia đình đăng ký thực hiện tiêu chí. 
Các đoàn thể xã hội tại mỗi địa phương (Đoàn thanh niên, Hội LHPN, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh…) cùng phối hợp thực hiện, đẩy mạnh công tác truyền thông để việc triển khai thí điểm đạt kết quả.

vietnam.png

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được Bộ VHTTDL xây dựng với 4 tiêu chí ứng xử trong gia đình gồm: tiêu chí ứng xử vợ chồng; tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu; tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà; tiêu chí ứng xử của anh, chị, em.

Các tiêu chí này nhằm mục đích: Góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp  hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, cộng đồng, xã hội và đất nước, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.

gia_dinh-070517-1.jpg

Đối tượng áp dụng thực hiện Bộ tiêu chí là các thành viên trong gia đình đã được quy định theo Luật Hôn nhân và Gia đình, bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, con đẻ, con nuôi…

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy yêu cầu Vụ Gia đình cần xây dựng tài liệu thí điểm bằng cách lượng hóa để sau quá trình thí điểm có thể xem xét, đối chiếu, so sánh kết quả đã đạt được đến đâu một cách dễ dàng, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng các tỉnh/thành khác...
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy yêu cầu Vụ Gia đình cần xây dựng tài liệu thí điểm bằng cách lượng hóa để sau quá trình thí điểm có thể xem xét, đối chiếu, so sánh kết quả đã đạt được đến đâu một cách dễ dàng, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng các tỉnh/thành khác...
Từ quý 2 đến quý 4 năm nay (2018), Bộ VHTTDL cũng sẽ ban hành đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2020. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, để Bộ tiêu chí đi vào đời sống, Bộ VHTTDL cũng sẽ yêu cầu các địa phương triển khai nội dung giáo dục đạo đức, lối sống lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt của thôn, xóm, ấp, tổ dân phố. 

Tin mới