Sau 3 ngày đêm cháy âm ỉ, cây bàng hàng trăm tuổi ở Nghệ An vẫn xanh tốt

(Baonghean.vn) - Nằm bên quốc lộ 7, cây bàng cổ thụ gần 250 tuổi ở làng Nhân Hậu, xã Nam Sơn, huyện Đô Lương là cây bàng cổ nhất xứ Lường - chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử.
Theo người dân địa phương, cây bàng cổ thụ làng Nhân Hậu (nay thuộc xóm 6, xã Nam Sơn) được trồng vào cuối thế kỷ 18, tọa lạc trước đền thờ cụ Nguyễn Đăng Quý - một người con của làng và là một vị quan có công lớn trong việc hộ quốc an dân thời Lê - Trịnh. Ảnh: Huy Thư

Theo người dân địa phương, cây bàng cổ thụ làng Nhân Hậu (nay thuộc xóm 6, xã Nam Sơn) được trồng vào cuối thế kỷ 18, tọa lạc trước đền thờ cụ Nguyễn Đăng Quý - một người con của làng và là một vị quan có công lớn trong việc hộ quốc an dân thời Lê - Trịnh. Ảnh: Huy Thư

Xưa kia, cạnh đền thờ cụ Nguyễn Đăng Quý còn có đình làng Nhân Hậu. Trong cải cách ruộng đất, khoảng năm 1957, cả đền và đình đã bị tháo dỡ chỉ còn lại cây bàng cổ thụ. Hiện nay, cây bàng này vẫn vươn lên xanh tốt, cành lá sum suê. Ảnh: Huy Thư

Xưa kia, cạnh đền thờ cụ Nguyễn Đăng Quý  còn có đình làng Nhân Hậu. Trong cải cách ruộng đất, khoảng năm 1957, cả đền và đình đã bị tháo dỡ chỉ còn lại cây bàng cổ thụ. Hiện nay, cây bàng này vẫn vươn lên xanh tốt, cành lá sum suê. Ảnh: Huy Thư

Trên những nhành cây có đủ loại thực vật cộng sinh, rêu phong phủ kín như một lớp thảm, đặc biệt có nhiều phong lan. Ảnh: Huy Thư

Trên những nhành cây có đủ loại thực vật cộng sinh, rêu phong phủ kín như một lớp thảm, đặc biệt có nhiều phong lan. Ảnh: Huy Thư

Cây bàng này cao khoảng 15m, chu vi thân cây nơi lớn nhất là 8m. Ông Lê Danh Điền (74 tuổi) người dân xóm 5, xã Đặng Sơn, nhà ở gần cây bàng cho biết: Trước đây gốc bàng còn lớn hơn bây giờ, rễ nổi lan ra xung quanh từ 2 - 3 m. Khi Quốc lộ 7 được nâng cấp, gốc cây bàng đã bị lấp sâu khoảng 1 m. Ảnh: Huy Thư

Cây bàng này cao khoảng 15m, chu vi thân cây nơi lớn nhất là 8m. Ông Lê Danh Điền (74 tuổi) người dân xóm 5, xã Đặng Sơn, nhà ở gần cây bàng cho biết: Trước đây gốc bàng còn lớn hơn bây giờ, rễ nổi lan ra xung quanh từ 2 - 3 m. Khi Quốc lộ 7 được nâng cấp, gốc cây bàng đã bị lấp sâu khoảng 1 m. Ảnh: Huy Thư

.

Sau 3 ngày đêm cháy âm ỉ, cây bàng hàng trăm tuổi ở Nghệ An vẫn xanh tốt ảnh 5
Sau 3 ngày đêm cháy âm ỉ, cây bàng hàng trăm tuổi ở Nghệ An vẫn xanh tốt ảnh 6
Sau 3 ngày đêm cháy âm ỉ, cây bàng hàng trăm tuổi ở Nghệ An vẫn xanh tốt ảnh 7
 Xung quanh thân cây bàng cổ thụ có nhiều u bạnh lồi lõm. Do quan niệm cây thiêng, nên người dân địa phương đã cắm hương lên thân cây, thậm chí có người còn dùng xi măng gắn cả bát hương và bình hoa lên đó. Ảnh: Huy Thư
Giống như cây bàng cổ thụ ở đền Vạn Lộc (thị xã Cửa Lò), thân chính cây bàng này cũng rỗng ruột, phía dưới gốc có 1 lỗ hổng lớn, mọi người có thể chui được vào trong đó. Khi cây bàng bị lấp gốc, thì lỗ hổng này chỉ còn một phần nhỏ ở phía trên. Anh Lê Văn Mão (45 tuổi) nhà ở phía sau cây bàng cho biết: Năm 1986, trong 1 đêm đi xem phim màn ảnh rộng, một thanh niên đã vô tình vứt bó đuốc vào trong lỗ hổng này khiến cây bị cháy ngầm. Chính bố anh, ông Lê Văn Liên lúc sinh thời, khi phát hiện cây bị cháy đã kiên trì múc nước giếng làng tưới vào giữa thân cây 3 đêm liền mới hết cháy. Câu chuyện này còn được nhiều người dân địa phương nhắc lại. Ảnh: Huy Thư

 Giống như cây bàng cổ thụ ở đền Vạn Lộc (thị xã Cửa Lò), thân chính cây bàng này cũng rỗng ruột, phía dưới gốc có 1 lỗ hổng lớn, mọi người có thể chui được vào trong đó. Khi cây bàng bị lấp gốc, thì lỗ hổng này chỉ còn một phần nhỏ ở phía trên. Anh Lê Văn Mão (45 tuổi) nhà ở phía sau cây bàng cho biết: Năm 1986, trong 1 đêm đi xem phim màn ảnh rộng, một thanh niên đã vô tình vứt bó đuốc vào trong lỗ hổng này khiến cây bị cháy ngầm. Chính bố anh, ông Lê Văn Liên lúc sinh thời, khi phát hiện cây bị cháy đã kiên trì múc nước giếng làng tưới vào giữa thân cây 3 đêm liền mới hết cháy. Câu chuyện này còn được nhiều người dân địa phương nhắc lại. Ảnh: Huy Thư

Tọa lạc ở nơi giao nhau giữa 2 xã Nam Sơn và Đặng Sơn, từ bao đời nay, gốc bàng cổ thụ là nơi sinh hoạt, vui chơi của người dân quanh vùng. Những ngày hè nắng nóng, gốc bàng là nơi hóng mát lý tưởng, người dân thường tập trung ở đây để nói chuyện, đánh cờ, đánh bài tu lơ khơ. Những năm qua, chính quyền và người dân địa phương luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ cây bàng cổ thụ. Dưới gốc cây đã được trồng cỏ xanh tươi. Trải qua nắng mưa, gió bão, cây bàng cổ thụ vẫn vươn lên xanh tốt, tỏa bóng mát một góc đường. Ảnh: Huy Thư

Tọa lạc ở nơi giao nhau giữa 2 xã Nam Sơn và Đặng Sơn, từ bao đời nay, gốc bàng cổ thụ là nơi sinh hoạt, vui chơi của người dân quanh vùng. Những ngày hè nắng nóng, gốc bàng là nơi hóng mát lý tưởng, người dân thường tập trung ở đây để nói chuyện, đánh cờ, đánh bài tu lơ khơ. Những năm qua, chính quyền và người dân địa phương luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ cây bàng cổ thụ. Dưới gốc cây đã được trồng cỏ xanh tươi. Trải qua nắng mưa, gió bão, cây bàng cổ thụ vẫn vươn lên xanh tốt, tỏa bóng mát một góc đường. Ảnh: Huy Thư

.

Tồn tại gần 2,5 thế kỷ, cây bàng làng Nhân Hậu là chứng tích của những sự kiện lịch sử tại địa phương, đặc biệt trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931, cây bàng là nơi treo cờ đỏ búa liềm, kêu gọi, cổ vũ đấu tranh cách mạng. Năm 2018, cây bàng cổ thụ xã Nam Sơn được đưa vào danh mục kiểm kê di tích, danh thắng tỉnh Nghệ An. Ảnh: Huy Thư

Tồn tại gần 2,5 thế kỷ, cây bàng làng Nhân Hậu là chứng tích của những sự kiện lịch sử tại địa phương, đặc biệt trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931, cây bàng là nơi treo cờ đỏ búa liềm, kêu gọi, cổ vũ đấu tranh cách mạng. Năm 2018, cây bàng cổ thụ xã Nam Sơn  được đưa vào danh mục kiểm kê di tích, danh thắng tỉnh Nghệ An.  Ảnh: Huy Thư

Sau 3 ngày đêm cháy âm ỉ, cây bàng hàng trăm tuổi ở Nghệ An vẫn xanh tốt ảnh 11
Sau 3 ngày đêm cháy âm ỉ, cây bàng hàng trăm tuổi ở Nghệ An vẫn xanh tốt ảnh 12
Sau 3 ngày đêm cháy âm ỉ, cây bàng hàng trăm tuổi ở Nghệ An vẫn xanh tốt ảnh 13
Cách cây bàng cổ thụ tầm 15m, còn có giếng Đình làng Nhân Hậu. Giếng được đào từ xưa (ghép đá phía dưới và xây gạch đỏ phía trên), từng là nguồn nước mát ngọt của làng. Năm 2012, giếng được tôn tạo lại, cùng với cây bàng cổ thụ đã trở thành những di tích quý, niềm tự hào của người dân địa phương. Ảnh: Huy Thư

Tin mới