Sếp tình báo Mỹ lo lắng nói về vũ khí hạt nhân của Nga

Mỹ cho rằng Nga không tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân, người đứng đầu Cục tình báo quân sự Lầu Năm Góc, Đại tá Robert Ashley Jr nói.

"Sự hiểu biết của chúng tôi về sự phát triển vũ khí hạt nhân cho chúng tôi một lý do để cho rằng hoạt động thử nghiệm của Nga đã giúp nước này phát triển tiềm năng hạt nhân", ông Robert Ashley Jr. nói tại Viện Hudson.

Vụ thử hạt nhân cuối cùng ở Liên Xô được tổ chức vào ngày 24 tháng 10 năm 1990. Năm 1996, Liên Hợp Quốc đã thông qua Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, được ký kết bởi hơn 180 quốc gia. Tuy nhiên, một số quốc gia đã không phê chuẩn thỏa thuận, trong đó có Mỹ.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga
Một loại vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga
Kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga hiện không còn lớn như dưới thời Liên Xô, nhưng vẫn sở hữu ít nhất 2.000 đầu đạn hạt nhân triển khai ở các quân chủng và trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, cùng 5.000 đầu đạn chưa triển khai (quân đội Liên Xô trước đây có thể sở hữu khoảng 15.000 đến 25.000 đầu đạn hạt nhân). 
Nga tận dụng kho vũ khí hạt nhân để bù đắp những khuyết điểm trong hệ thống vũ khí thông thường. Vũ khí hạt nhân cũng không thuộc phạm vi ảnh hưởng bởi Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START).
Nga có nhiều cách để tấn công các mục tiêu bằng đầu đạn hạt nhân, như sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander. Chúng có thể triển khai đến vùng Kaliningrad trên bờ biển Baltic để tấn công các điểm phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan. 

Tin mới