Siêu phóng lựu 'Bazooka' sẽ về tay Quân đội Mỹ vào năm 2017?

Theo National Interest, quân đội Mỹ hiện đang có ý định đặt mua súng Carl Gustaf.

Theo National Interest, Carl Gustaf là súng chống tăng được sử dụng từ Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, nay có thêm nhiều phiên bản thể mới, hiện đang được quân đội Mỹ có ý định đặt mua.

Năm 1946, hai người Thụy Điển tên là Hugo Abramson và Harald Jentzen đã thiết kế thành công súng phóng lựu Carl Gustaf. Cùng thời với Carl Gustaf, nhiều loại vũ khí đã bị loại bỏ, nhất là sau khi tên lửa chống tăng ra đời, riêng Carl Gustaf vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt".

Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.
Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.

Cũng phải nói thêm rằng, để giúp Carl Gustaf tồn tại, Abramson và Jentzen đã bỏ ra rất nhiều công sức cải tiến. Ngày nay, Carl Gustaf trở thành một trong những vú khí chống bộ binh có nhiều ưu điểm, đặc biệt là chi phí và dùng được nhiều loại đạn khác nhau.

Theo các chuyên gia khí tài, sở dĩ quân đội Mỹ chuộc Carl Gustaf 84 mm là do nó rất thiết thực cho lính bộ binh, đặc biệt là tầm bắn và sức công phá. Một số đơn vị đặc nhiệm của Mỹ cũng được trang bị loại vũ khí này.

Sau 70 năm trôi qua, Carl Gustaf đã trải qua nhiều thăng trầm. Gần đây có thêm phiên bản mới, M4. Carl Gustaf không phải là thiết bị phóng rocket, song nó có thể bắn những viên đạn tròn không khác gì tên lửa, sức công phá cực mạnh, có thể xuyên giáp những chiếc xe tăng khổng lồ, hạ gục đối phương trong chớp mắt.

Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.
Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.

Mới đây, hãng Saab Technologies của Thuỵ Điển đã giành được hợp đồng cung cấp Carl-Gustaf M4 mới cho quân đội CH Slovakia. Tại Mỹ, Carl-Gustaf M4 được biết đến với tên gọi là M3E1, hay vũ khí cá nhân đa nhiệm mới.

Nó chính thức được Saab đưa ra thị trường vào cuối năm 2014, có độ linh hoạt và uy lực vượt trội so với các biến thể M2, M3 đi trước.

Trong suốt thời gian dài cải tiến, Carl-Gustaf M4 giờ đây nặng chỉ có 6,7 kg so với 10 kg của M3. Ngoài ra, M4 còn có thêm tính năng tương thích với các công nghệ chiến trường mới như hệ ngắm thông minh cho đạn được lập trình.

Đặc biệt Carl-Gustaf M4 có khả năng xử lý nhiều tình huống chiến thuật, phù hợp với tác chiến trong môi trường hạn chế. Tạo hỏa lực mạnh đến cấp trung đội khi tác chiến trong môi trường bất thuận, ít được hỗ trợ từ bên ngoài.

Ngoài ra, hỏa thần vác vai này còn dễ vận hành, dễ sử dụng kể cả cho huấn luyện lẫn cho mục đích chiến đấu.

Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.
Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.

Đới với quân đội Mỹ, cuộc chiến ở Afghanistan được xem là một cuộc thử nghiệm lớn đối với Carl Gustaf. Nhờ Carl Gustaf quân đội Mỹ đã làm "làm mưa làm gió" trên chiến trương này.

Nếu một quả tên lửa phóng từ máy bay xuống với chi phí 80.000 $, thì chi phí cho một viên đạn bắn đi từ hoả thần chỉ có 3% so với quả tên lửa nói trên nhưng hiệu quả bắn trong phạm vi 1.000 mét lại tương đương nhau, vì vậy, không có lý gì mà lính Mỹ lại quay lưng với hoả thần Carl Gustaf được.

Theo Saab Technologies , về cơ bản, thiết kế phóng của Carl Gustaf không thay đổi, nhưng phiên bản M3E1 được xem là một tập hợp các cải tiến mới nhất để tối ưu hóa cho chiến tranh trong tương lai, nhất là trong môi trường đô thị.

Nó nhỏ hơn và nặng khoảng 15 pounds (6,7kg). Trọng lượng giảm, làm tăng tính cơ động cho binh lính, nhất là trong môi trường tác chiến hiện đại.

Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf
Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.

Ngoài ra, biến thể M3E1 còn có thêm tính năng giao diện "thông minh", cho phép người lính lập trình để viên đạn đến trúng đích và thời gian phát hoả chính xác hơn.

Để thu thập các số liệu thử nghiệm chính xác, Mỹ hiện đang yêu cầu binh sĩ ghi lại cụ thể và chính xác trong máy tính xách tay về số lần đã bắn Carl Gustaf và những bất trắc, cũng như ưu điểm của loại vũ khí này.

Tất cả các thông số về Carl Gustaf sẽ được tập hợp, phân tích, giúp Lầu Năm Góc đưa ra những đè suất cải tiến mới cho Saab trước khi ký hợp đồng mua chính thức vào cuối năm 2017.

Vài nét về Carl Gustaf

Súng phóng lựu M2/M3 84-mm Carl Gustaf là vũ khí chống tăng thông dụng trong lực lượng quân đội nhiều nước Âu-Mỹ nhờ những tính năng kỹ chiến thuật đơn giản và hiệu quả.

Đây là loại súng nạp đạn từ đuôi, nòng có rãnh xoắn thuộc loại súng không giật. Một số đặc tính kỹ thuật chính đáng lưu ý của Carl Gustaf (phiên bản M2/M3):

Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf
Ảnh minh hoạ về Carl Gustaf.

• Cỡ nòng: 84 mm

• Chiều dài: 1130 mm

• Trọng lượng: 6,7 kg (biến thể M3E1 )

• Tốc độ đạn cực đại: 310 m/s (FFV65); 380 m/s (FFV551)

• Khối lượng đạn chống tăng nổ lõm: 1,7 kg (FFV65); 2,2 kg (FFV551).

• Tầm bắn: 250-300 m với mục tiêu di động, 500 m (FFV65) và 700 m (FFV551) với mục tiêu cố định, đến 1000 m đối với nhóm địch co cụm, đến 1300 m đối với lựu đạn khói và đến 2300 m đối với đạn chiếu sáng

• Khả năng xuyên giáp: Đạn xuyên giáp nổ lõm 400 mm đối với giáp đồng nhất thép

• Tốc độ bắn: 4-6 phát/phút

• Xạ thủ: kíp 2 người

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới