Siêu tiếm kích Su-57 của Nga kém xa F-35 của Mỹ?

Không quân Ấn Độ (IAF) vừa chính thức đề nghị chính phủ nước này hủy bỏ dự án hợp tác chế tạo chiến đấu cơ thế hệ năm FGFA cùng với Nga.

Sukhoi/HAL FGFA là tên gọi chương trình hợp tác chế tạo tiêm kích thế hệ 5 giữa liên doanh Nga - Ấn Độ được khởi động từ tháng 10 năm 2007, kế hoạch sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2022.

Dự án này có trị giá khoảng 30 tỷ USD, nó đi theo mô hình tương tự như BrahMos Aerospace (sản xuất tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos dựa trên nguyên mẫu Yakhont) khi lựa chọn Sukhoi Su-57 làm hình mẫu phát triển.

New Delhi là bên đóng góp ngân sách chính cho liên doanh, họ kỳ vọng sẽ nhận được một chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến, cơ sở hữu những tính năng tương đương tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ đồng thời vượt trội J-20 của Trung Quốc.

An Do noi su that soc Su-57 Nga kem xa F-35?
Tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 - Nguyên mẫu phát triển của FGFA.

Tuy nhiên, khác với tên lửa BrahMos được chế tạo theo P-800 Yakhont - thứ vũ khí đã hoàn thiện và trực chiến từ lâu, tiêm kích Su-57 đến nay vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm tính năng, cho nên hành động của Ấn Độ bị nhận xét là đầy tính mạo hiểm.

IAF nhiều lần phàn nàn rằng đặc tính kỹ chiến thuật của PAK FA (nay là Su-57) không được như quảng cáo, thậm chí số lỗi kỹ thuật mà Nga che giấu còn lớn hơn cả F-35 trong khi năng lực tác chiến còn xa mới tương đương với tiêm kích Mỹ.

Nhận định này càng được khẳng định khi hôm qua các phương tiện truyền thông Ấn Độ đồng loạt đưa tin không quân nước này đề nghị hủy dự án liên doanh vì đang đi vào ngõ cụt.

Tiêm kích FGFA dựa trên Su-57 bị nhận xét là có diện tích phản xạ radar quá cao, động cơ làm việc rất kém tin cậy và chi phí vận hành đắt đỏ.

An Do noi su that soc Su-57 Nga kem xa F-35?
Ấn Độ có thể sẽ mua F-35 thay vì tiếp tục đầu tư vào chương trình FGFA.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân cực kỳ quan trọng khác khiến Ấn Độ phải nổi giận chính là Nga không nghiêm túc trong việc chia sẻ thành tựu nghiên cứu, bất chấp việc New Delhi mới là nhà tài trợ chính.

Nhìn sang các bên tham gia chương trình F-35, Nhật Bản hay Italy hiện đã sản xuất Lightning II trong nước, và sắp tới sẽ có thêm Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức lắp ráp chiếc tiêm kích này tại chỗ, chưa kể Israel còn được chủ động thay đổi linh kiện nhờ có mã khóa phần mềm.

Đối với Ấn Độ, họ cho rằng Nga vẫn giữ lại bí quyết riêng để ứng dụng trên chiếc Su-57 của mình và chỉ đưa cho New Delhi "công nghệ hạng 2", đây rõ ràng là điều không thể chấp nhận được.

Nếu Nga không có sự thay đổi, viễn cảnh quốc gia Nam Á này hủy bỏ dự án FGFA là điều hiển nhiên trước mắt chứ không phải là lời đe dọa suông nữa, nhất là khi họ đang được Mỹ chào mời mua tiêm kích F-35A đồng thời để ngỏ khả năng cho phép Ấn Độ được lắp ráp trong nước.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới