'Sốc' ngôi đình cổ với điêu khắc tuyệt đẹp đang trở thành phế tích

'Sốc' ngôi đình cổ với điêu khắc tuyệt đẹp đang trở thành phế tích

(Baonghean.vn) - Không được sửa chữa, tu bổ, đình làng Nhân Hậu ở xã Hùng Tiến (Nam Đàn) đã xuống cấp nghiêm trọng, trở thành phế tích giữa một vùng quê nông thôn mới.
Theo người dân địa phương, đình Nhân Hậu trước đây vốn tọa lạc ở khu vực trung tâm của làng (xóm Nhân Hậu, xã Hùng Tiến). Giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đình được chuyển về chợ Cồn Bụt làm đình chợ (xóm Trung Cửu, ven Quốc lộ 46C). Khi chợ Cồn Bụt mới được xây dựng (cách chợ cũ khoảng 150m) và họp vào ngày 12/1/2023 thì khu vực chợ cũ có đình Nhân Hậu bị bỏ hoang. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, đình Nhân Hậu trước đây vốn tọa lạc ở khu vực trung tâm của làng (xóm Nhân Hậu, xã Hùng Tiến). Giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đình được chuyển về chợ Cồn Bụt làm đình chợ (xóm Trung Cửu, ven Quốc lộ 46C). Khi chợ Cồn Bụt mới được xây dựng (cách chợ cũ khoảng 150m) và họp vào ngày 12/1/2023 thì khu vực chợ cũ có đình Nhân Hậu bị bỏ hoang. Ảnh: Huy Thư
Tại khu vực chợ Cồn Bụt cũ, giữa khung cảnh đất đá bị đào xới, cọc bê tông nằm ngổn ngang, đình làng Nhân Hậu xuống cấp một cách nghiêm trọng. Từ ngoài nhìn vào, không ai nghĩ đó là một ngôi đình cổ từng được điêu khắc chạm trổ đẹp bậc nhất trong vùng. Ảnh: Huy Thư
Tại khu vực chợ Cồn Bụt cũ, giữa khung cảnh đất đá bị đào xới, cọc bê tông nằm ngổn ngang, đình làng Nhân Hậu xuống cấp một cách nghiêm trọng. Từ ngoài nhìn vào, không ai nghĩ đó là một ngôi đình cổ từng được điêu khắc chạm trổ đẹp bậc nhất trong vùng. Ảnh: Huy Thư
Ngôi đình đã trở thành phế tích hoang tàn bởi thời gian, mưa nắng, gió bão, đặc biệt là sự vô tình, hay nói đúng hơn là sự vô cảm của con người. Gần nửa thế kỷ sử dụng đình chợ, làm nơi buôn bán của người dân địa phương, ngôi đình này dường như chỉ được lợp thêm những tấm bạt, những tấm nilon, mà nay đã rách tả tơi. Ảnh: Huy Thư
Ngôi đình đã trở thành phế tích hoang tàn bởi thời gian, mưa nắng, gió bão, đặc biệt là sự vô tình, hay nói đúng hơn là sự vô cảm của con người. Gần nửa thế kỷ sử dụng đình chợ, làm nơi buôn bán của người dân địa phương, ngôi đình này dường như chỉ được lợp thêm những tấm bạt, những tấm nilon, mà nay đã rách tả tơi. Ảnh: Huy Thư
Hai hồi và mái sau của đình, ngói và nhiều kết cấu gỗ như rui, mè... đã rụng gần hết và đang tiếp tục rụng xuống đất. Ông Hồ Văn Lâm (87 tuổi) nhà ở cạnh đình Nhân Hậu chia sẻ: Nhìn ngôi đình cổ hư hỏng nặng nề, có thể sập đổ trong nay mai, tôi rất đau lòng. Dù đã quá muộn, nhưng tôi vẫn mong đình sẽ được tu sửa. Gia đình tôi luôn sẵn sàng đóng góp để tu sửa đình. Ảnh: Huy Thư
Hai hồi và mái sau của đình, ngói và nhiều kết cấu gỗ như rui, mè... đã rụng gần hết và đang tiếp tục rụng xuống đất. Ông Hồ Văn Lâm (87 tuổi) nhà ở cạnh đình Nhân Hậu chia sẻ: Nhìn ngôi đình cổ hư hỏng nặng nề, có thể sập đổ trong nay mai, tôi rất đau lòng. Dù đã quá muộn, nhưng tôi vẫn mong đình sẽ được tu sửa. Gia đình tôi luôn sẵn sàng đóng góp để tu sửa đình. Ảnh: Huy Thư
Đình Nhân Hậu được thiết kế theo kiểu tứ trụ, giá chiêng kẻ chuyền, 3 gian, 2 hồi, các vì nhà trụ trên 24 cột lim. Theo những người cao tuổi ở địa phương, ngôi đình cổ hồi xưa từng là nơi sinh hoạt của người dân làng Nhân Hậu. Trong kháng chiến chống Pháp, đình từng là trường học, nhiều thế hệ giáo viên, học sinh đã trưởng thành từ mái trường này.... Ảnh: Huy Thư
Đình Nhân Hậu được thiết kế theo kiểu tứ trụ, giá chiêng kẻ chuyền, 3 gian, 2 hồi, các vì nhà trụ trên 24 cột lim. Theo những người cao tuổi ở địa phương, ngôi đình cổ hồi xưa từng là nơi sinh hoạt của người dân làng Nhân Hậu. Trong kháng chiến chống Pháp, đình từng là trường học, nhiều thế hệ giáo viên, học sinh đã trưởng thành từ mái trường này.... Ảnh: Huy Thư
Những gì còn tồn tại trên đình Nhân Hậu cho thấy đây là một ngôi đình cổ được người xưa chạm khắc công phu, tinh xảo. Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên khung gỗ của đình từ vì, xà, kẻ... khiến nhiều người tham quan phải thán phục, ngưỡng mộ. Tiếc rằng, công trình nghệ thuật này đang phơi bày giữa nắng mưa và đang chờ sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: Huy Thư
Những gì còn tồn tại trên đình Nhân Hậu cho thấy đây là một ngôi đình cổ được người xưa chạm khắc công phu, tinh xảo. Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên khung gỗ của đình từ vì, xà, kẻ... khiến nhiều người tham quan phải thán phục, ngưỡng mộ. Tiếc rằng, công trình nghệ thuật này đang phơi bày giữa nắng mưa và đang chờ sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Đình Châu (74 tuổi), trú ở xóm Nhân Hậu, xã Hùng Tiến cho biết: Năm 2018, ông và một số người trong xóm làm đơn xin xã cho di chuyển đình về chỗ cũ (xóm Nhân Hậu), nhưng xã không cho. Khi đó đình đã xuống cấp, nhưng các mái ngói vẫn còn nguyên, phần gỗ chưa đổ nát như bây giờ, nếu di dời tu sửa cũng đỡ tốn kém. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Đình Châu (74 tuổi), trú ở xóm Nhân Hậu, xã Hùng Tiến cho biết: Năm 2018, ông và một số người trong xóm làm đơn xin xã cho di chuyển đình về chỗ cũ (xóm Nhân Hậu), nhưng xã không cho. Khi đó đình đã xuống cấp, nhưng các mái ngói vẫn còn nguyên, phần gỗ chưa đổ nát như bây giờ, nếu di dời tu sửa cũng đỡ tốn kém. Ảnh: Huy Thư
Hai vì hồi của đình, ngoài 4 đầu dư tạc hình đầu rồng chầu về giữa, trên các tấm ván thưng khắc 2 chữ Hán lớn: Phúc - Thọ . Phía dưới, lạc khoản của đình ghi 2 dòng chữ nhỏ hơn, tạm phiên âm: "Huyền Dã đôn tường sơ Hạ tác", "Chiêu Dương hiệp hợp mạnh Xuân thành". Ý nôm na là đầu mùa Hạ tạo tác, mùa Xuân hoàn thành, nhưng chưa rõ niên đại. Nhiều người cho rằng, đình Nhân Hậu được xây dựng vào thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư
Hai vì hồi của đình, ngoài 4 đầu dư tạc hình đầu rồng chầu về giữa, trên các tấm ván thưng khắc 2 chữ Hán lớn: Phúc - Thọ . Phía dưới, lạc khoản của đình ghi 2 dòng chữ nhỏ hơn, tạm phiên âm: "Huyền Dã đôn tường sơ Hạ tác", "Chiêu Dương hiệp hợp mạnh Xuân thành". Ý nôm na là đầu mùa Hạ tạo tác, mùa Xuân hoàn thành, nhưng chưa rõ niên đại. Nhiều người cho rằng, đình Nhân Hậu được xây dựng vào thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư
Trong quá trình sử dụng làm đình chợ Cồn Bụt, do người dân nâng nền đình, khiến cho các cột đình đã bị chôn sâu xuống đất khoảng 0,4 - 0,5m. Trong nền đình, người dân còn xây đắp nhiều bục bê tông dưới các cột đình. Ảnh: Huy Thư
Trong quá trình sử dụng làm đình chợ Cồn Bụt, do người dân nâng nền đình, khiến cho các cột đình đã bị chôn sâu xuống đất khoảng 0,4 - 0,5m. Trong nền đình, người dân còn xây đắp nhiều bục bê tông dưới các cột đình. Ảnh: Huy Thư
Là chứng tích của một vùng quê có bề dày lịch sử, lưu dấu những kỷ niệm, ký ức của bao thế hệ người dân làng Nhân Hậu, nhưng nay ngôi đình cổ đang dần đổ nát, khiến nhiều người trong và ngoài xã Hùng Tiến không khỏi xót lòng, tiếc nuối. Hiện người dân địa phương đang mong muốn trùng tu, tôn tạo lại ngôi đình để góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản của cha ông, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, cần sự quan tâm của chính quyền, ban, ngành các cấp, các mạnh thường quân... Ảnh: Huy Thư
Là chứng tích của một vùng quê có bề dày lịch sử, lưu dấu những kỷ niệm, ký ức của bao thế hệ người dân làng Nhân Hậu, nhưng nay ngôi đình cổ đang dần đổ nát, khiến nhiều người trong và ngoài xã Hùng Tiến không khỏi xót lòng, tiếc nuối. Hiện người dân địa phương đang mong muốn trùng tu, tôn tạo lại ngôi đình để góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản của cha ông, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, cần sự quan tâm của chính quyền, ban, ngành các cấp, các mạnh thường quân... Ảnh: Huy Thư

Video: Huy Thư.

Tin mới