Sông Lam Nghệ An và những bài toán cần giải khi V.League 2020 trở lại

(Baonghean.vn) - Giải VĐQG V.League 2020 đã trôi qua 11 trận đấu, hàng loạt những điểm yếu của SLNA đã bộc lộ ra. Nếu không sớm khắc phục, cải thiện những hạn chế này, đội bóng xứ Nghệ khó lòng cạnh tranh vào nhóm 8 đội mạnh để tránh khỏi cuộc đua trụ hạng.

1. Phòng ngự từ những tình huống cố định

Trong 5 trận đầu tiên, SLNA không để thủng lưới và bất bại nhưng trước vòng 12 thì thủ môn Văn Hoàng đã phải 13 lần nhận bàn thua. Trong đó, có đến 6 bàn từ tình huống cố định bao gồm cả 4 tình huống phạt góc. Bên cạnh đó, thống kê cũng cho thấy 12 bàn thua của SLNA xảy ra trong khu vực 16m50, chỉ có 1 bàn duy nhất từ ngoài vòng cấm.

Trong 5 trận đầu tiên, SLNA không để thủng lưới và bất bại nhưng trước vòng 12 thì thủ môn Văn Hoàng đã phải 13 lần nhận bàn thua. Trong đó, có đến 6 bàn từ tình huống cố định bao gồm cả 4 tình huống phạt góc. Bên cạnh đó, thống kê cũng cho thấy 12 bàn thua của SLNA xảy ra trong khu vực 16m50, chỉ có 1 bàn duy nhất từ ngoài vòng cấm. Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

2. Khả năng kiểm soát trận đấu

Thống kê của Instat cũng cho thấy, trung bình mỗi trận đấu, SLNA kiểm soát bóng thuộc diện lép vé nhất V.League 2020, trung bình 45%, chỉ khá hơn CLB Thanh Hóa 43%. Mặt khác, SLNA đang nằm trong nhóm 4 đội bóng có khả năng kiểm soát bóng thấp nhất bên phần sân đối phương.

Cũng chính vì ít kiểm soát bóng, nên tổng số đường chuyền của SLNA cũng thuộc diện thấp tại V.League. Cụ thể, các học trò HLV Quang Trường tung ra trung bình 260/355, tỷ lệ thành công 78% mỗi trận đấu.

Tỷ lệ kiểm soát bóng của SLNA thuộc diện thấp nhất V.League 2020. Đồ họa: TK
Tỷ lệ kiểm soát bóng của SLNA thuộc diện thấp nhất V.League 2020. Đồ họa: TK

Thống kê này chỉ khá hơn Hải Phòng và Thanh Hóa, thậm chí còn thấp hơn cả một tân binh như Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Nếu so với CLB Hà Nội, đội bóng có 399/489 đường chuyền thành công, tỷ lệ 82% thì vẫn còn một khoảng cách quá xa về trình độ.

3. Thiếu bàn thắng từ ngoài vòng 16m50

Sau 11 trận đấu tại V.League 2020 mùa này, SLNA đã ghi được 7 bàn thắng. Thành tích này ngang bằng với CLB Thanh Hóa và chỉ khá hơn đội Hải Phòng. Trong 7 bàn thắng đó, chủ yếu đến từ khu vực cấm địa và chỉ có 1 bàn đến từ khu vực ngoài vòng cấm.

Trong 7 bàn thắng, SLNA đã có đến 3 bàn thắng được kết thúc bằng đầu của Văn Đức, Gustavo và Tuấn Tài. Điều này cho thấy, khả năng dứt điểm từ xa của các cầu thủ SLNA đang ở mức rất hạn chế.

Đồ họa: TK
Đồ họa: TK

Mùa này, SLNA đã cải thiện được đáng kể khả năng tận dụng những tình huống đá phạt cố định để ghi bàn với 5 bàn thắng, chiếm tỷ lệ 71%. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy sự bế tắc trong những tình huống tận dụng cơ hội từ những pha tổ chức tấn công bài bản và phụ thuộc nhiều vào những quả đá phạt trực tiếp.

Nếu như CLB Hà Nội, mỗi trận đấu tung ra 11/19 đường chuyền kiến tạo cơ hội ghi bàn thì SLNA chỉ có 3,7/9 đường chuyền kiến tạo được tạo ra mỗi trận đấu. Con số này là rất thấp.

Dù thi đấu bết bát trong 6 trận gần nhất, nhưng SLNA vẫn cho thấy những điểm tích cực. Đó là khả năng tranh chấp thuộc diện tốt nhất. Đứng đầu là CLB Hải Phòng với 80/153 (tỷ lệ 52%) và SLNA đứng thứ hai trung bình 82/157 mỗi trận.

Tin mới