Tái cơ cấu lao động, thích ứng trong tình hình mới - Kỳ cuối: Để người hồi hương an cư tại quê nhà

(Baonghean.vn) - Lường trước những khó khăn khi phần lớn lao động xa quê phải hồi hương lánh dịch, nên cùng với tham mưu cho tỉnh các giải pháp hỗ trợ trước mắt, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ động vào cuộc khảo sát nắm tâm tư, nguyện vọng của lao động hồi hương.

Áp lực ngày càng lớn

Trước khi Chính phủ thông qua Nghị quyết số 128 về chuyển đất nước sang trạng thái mới, chủ động thích ứng chung sống với dịch Covid-19, thay vì tập trung kiểm soát, chống dịch theo hướng không Covid-19 (zero Covid-19), trong suy nghĩ của nhiều lao động hồi hương cũng xác định chỉ tạm thời về quê để lánh nạn và hy vọng ít lâu dịch Covid-19 sẽ kết thúc để trở lại nơi cũ làm việc. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, các lao động buộc phải thay đổi để thích ứng.

Kết nối giữa lao động trẻ và doanh nghiệp là định hướng ưu tiên mới của tỉnh, theo đó lao động sau khi được đào tạo cơ bản về ký thuyết sẽ được kết hợp thư
Ngay sau dịch được kiểm soát, ngành đã có  các giải pháp đảm bảo an sinh cho lao động hồi hương.Trong ảnh: Kết nối tư vấn việc làm cho lao động sau đào tạo tại Trường CĐ Kỹ thuật Nghề Việt - Hàn. Ảnh tư liệu

Anh Khánh là lao động tự do, thợ sửa chữa điện thoại tại TP. Thuận An (Bình Dương), quê tại xã Nghĩa Khánh, Nghĩa Đàn. Anh cho biết, đầu tháng 8, anh cùng gia đình về quê tránh dịch và nghĩ rằng, khi dịch được khống chế sẽ trở lại miền Nam sinh sống, làm việc, nhưng nay đã hết 3 tháng mà dịch vẫn chưa giảm, ở nhà không có việc làm, không có thu nhập.

Tương tự, chị Trần Thị Nho, lao động tự do ở xã Nghĩa Hoàn (Tân Kỳ), trở về từ tỉnh Bình Phước đến nay đã 4 tháng. Do chưa có việc làm sau khi cách ly nên tâm lý khá bức bách. Chị được tư vấn vào một doanh nghiệp may đang tuyển lao động tại huyện Tân Kỳ, nhưng lại xét thấy bản thân không phù hợp vì đã lớn tuổi. Chị tâm sự, mong muốn lớn nhất bây giờ là tìm được việc làm gần nhà để có thu nhập, vì bây giờ về quê không có ruộng, không có phương tiện để sản xuất nông nghiệp...

Lao động thất nghiệp hồi hương làm hồ sơ nhận chi trả chế độ tài BHXH tỉnh. Ảnh: Nguyễn Hải
Lao động thất nghiệp hồi hương làm hồ sơ nhận chi trả chế độ tại BHXH tỉnh. Ảnh: Nguyễn Hải

Tâm sự của anh Khánh, chị Nho cũng là tình cảnh chung của gần hàng trăm ngàn lao động hồi hương về quê tránh dịch.

Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An chia sẻ: Khi Chính phủ quyết định chuyển sang trạng thái bình thường mới, chủ động chung sống với dịch Covid-19, công ty đã kết nối và tái khởi động lại được một số đơn hàng xuất khẩu lao động và các doanh nghiệp ngoại tỉnh. Tuy nhiên, do còn dịch nên các nước cũng như các doanh nghiệp rất thận trọng trong tiếp nhận lại hoặc mở cửa hàng không.

Một số lao động vùng cao biên giới dù mới về quê nhưng sốt sắng muốn tìm cơ hội việc làm tại hội chợ kết nối ở Tương Dương, Kỳ Sơn, Ảnh: Tiến Đông
Một số lao động vùng cao biên giới dù mới về quê nhưng sốt sắng muốn tìm cơ hội việc làm tại hội chợ kết nối ở Tương Dương, Kỳ Sơn. Ảnh: Tiến Đông

Đại diện một doanh nghiệp dệt may chuẩn bị tham gia hội chợ việc làm tại Anh Sơn cho hay: tranh thủ thời điểm cận Tết khi lao động hồi hương còn chưa muốn ra ngoại tỉnh làm ăn xa, Công ty tham gia hội chợ để tìm kiếm lao động có tay nghề bổ sung vào nguồn cho nhà máy mới tại Tân Kỳ và Đô Lương. Tuy vậy, qua tiếp xúc nhiều người có vẻ chưa sẵn sàng và có tâm lý chờ dịch hết sẽ trở lại nơi làm cũ.

Hiện một số tỉnh như Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh... có lượng công nhân Nghệ An làm việc nhiều cũng thực hiện chính sách kiểm soát lao động ngoại tỉnh khá chặt nên lao động cũng không mặn mà quay lại. Từ tháng 9, Trung tâm cũng như một số công ty cung ứng lao động đã kết nối được một số đơn hàng tuyển dụng vào làm tại khu công nghiệp ở các tỉnh nhưng phải tạm dừng tiếp nhận. Ngay đầu tháng 12 này, khi biến thể mới của dịch Covid -19 là Omicron xuất hiện, một số nước là thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu của nước ta đã đóng đường bay nên cơ hội xuất khẩu cho các lao động nói chung và lao động hồi hương nói riêng khó khăn hơn và phải chờ đợi thêm.

Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An

An cư cho lao động hồi hương

Theo số liệu khảo sát từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, đến hết tháng 11, toàn tỉnh có 45.292 lao động hồi hương đăng ký nhu cầu tìm việc với các địa phương. Hiện nay, trung tâm đã kết nối, khảo sát tại 278 doanh nghiệp, xác định được 68.000 vị trí việc làm cần tuyển. Trong đó, 230 doanh nghiệp trong tỉnh tuyển 37.554 lao động và 48 doanh nghiệp ngoại tỉnh đăng ký tuyển 30.362 lao động.

Hiện nay, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực giày da, dệt may như Nam Thuận, An Hưng, Minh Anh, Công ty Matrix Vinh, Công ty Kido Vinh... đang cần tuyển dụng số lượng lao động lớn, lên đến hàng ngàn lao động/đơn vị. Bên cạnh đó, 185 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp cũng có nhu cầu tuyển 23.833 lao động.

Chia sẻ về nhu cầu nguồn nhân lực, đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam cho biết, hiện nay, hầu hết lao động bị ngừng việc do dịch đều đã trở lại làm việc. Vì thế, các doanh nghiệp trong KKT Đông Nam không thiếu hụt lao động như các tỉnh. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 45 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần tuyển 14.171 lao động. Sắp tới một số doanh nghiệp mới đi của KKT vào hoạt động nên nhu cầu tuyển dụng sẽ nhiều hơn.

Nhà máy may công nghiệp tại Nghi Trung sắp hoàn thành dự kiến tuyển trên 1.000 lao động khu vực Nghi Lộc và lân cận. Ảnh: Nguyễn Hải
Nhà máy may công nghiệp tại Nghi Trung sắp hoàn thành dự kiến tuyển trên 1.000 lao động khu vực Nghi Lộc và lân cận. Ảnh: Nguyễn Hải

Theo khảo sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tổng số 165.000 người đang trong độ tuổi lao động ở các tỉnh phía Nam về quê, có 30.566 người chưa sẵn sàng trở lại làm việc hoặc muốn ở lại địa phương nhưng tự tìm việc (40,29% số lao động về quê) và chỉ có 45.292 người có nhu cầu việc làm đã đăng ký với xã và huyện. Trong số này có 20.749 người muốn tìm việc làm ngoại tỉnh, chỉ còn gần 25.000 người muốn tìm việc làm trong tỉnh nên cần được ưu tiên xem xét.

Với khoảng 25.000 lao động trong tổng số trên 45 ngàn lao động hồi hương có nhu cầu cần việc làm trong tỉnh, ngành Lao động có thể kết nối được ngay. Tuy nhiên, do phần lớn lao động hồi hương lâu nay làm nghề tự do, không qua đào tạo nên để được doanh nghiệp tuyển dụng, người lao động phải chủ động đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng và thể hiện quyết tâm thay đổi để thích ứng với việc làm mới. Vị trí việc làm mới hiện khá nhiều muốn nhưng đi làm hay không là quyền của người lao động. 

Ông Trần Phi Hùng - Trưởng phòng Việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ

Từ thực tiễn ở hội chợ kết nối tìm kiếm việc làm tại các huyện Kỳ Sơn và Tương Dương mà Trung tâm mới tổ chức hồi đầu tháng 10 cho thấy, có trên 5.000 người đến hội chợ kiếm cơ hội việc làm nhưng khả năng kết nối, có việc làm sau tư vấn chưa nhiều. Trong khi các doanh nghiệp ngoại tỉnh có nhu cầu thì lao động chưa sẵn sàng. Doanh nghiệp nội tỉnh có nhiều việc làm thì người lao động lại chưa mặn mà, bởi mức lương còn thấp so với các tỉnh; chi phí thuê nhà, ăn uống cao trong khi thu nhập không đủ trang trải...

Ông Trần Phi Hùng khuyến cáo, người lao động muốn tìm được việc làm sớm, cần liên hệ với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hoặc doanh nghiệp để được hỗ trợ, chuyển đổi nghề hoặc trau dồi rèn luyện thêm kỹ năng và kỷ luật lao động, thích ứng với công việc mới. Nhờ giữ được kết nối với Phòng Lao động-TB&XH các huyện mà ngay sau hoàn thành cách ly đã có hàng trăm lao động hồi hương tại các huyện Quế Phong, Quỳ Châu tìm được việc làm mới tại các huyện, thị trong tỉnh.

Dệt may là ngành giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Trong ảnh: Sản xuất tại nhà máy may HaiVina Kim Liên, Nam Đàn. Ảnh Việt Phương
Dệt may là ngành giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Trong ảnh: Sản xuất tại nhà máy may HaiVina Kim Liên, Nam Đàn. Ảnh Việt Phương

Ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ-TB &XH cho biết: Để giải quyết việc làm cho lao động giai đoạn 2021-2025, ngành đã tham mưu cho tỉnh ban hành Đề án giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn mới với các kênh hỗ trợ nguồn lực lên tới 640 tỷ đồng, trong đó, gần 40 tỷ đồng đầu tư trực tiếp và 600 tỷ đồng từ các nguồn khác để hỗ trợ giải quyết việc làm.

Tuy vậy, trước tình trạng lao động hồi hương và diễn biến dịch Covid đang phức tạp, để thích ứng với trạng thái mới, cùng với triển khai các biện pháp giải quyết việc làm theo Đề án của tỉnh, ngành đang nghiên cứu tham mưu cho tỉnh các giải pháp thu hút, sắp xếp và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nội tỉnh.

Lao động đăng ký nguyện vọng tìm kiếm việc làm mới tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh  ngay sau chuyển sang trạng thái mới cuối tháng 11 năm 2021. Ảnh Nguyễn Hải
Lao động đăng ký nguyện vọng tìm kiếm việc làm mới tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh ngay sau chuyển sang trạng thái mới cuối tháng 11 năm 2021. Ảnh Nguyễn Hải
Hiện tại, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kênh tư vấn, hội chợ việc làm theo hình thức truyền thống không tổ chức được. Vì vậy, ngành đang tăng cường các kênh giao dịch việc làm trực tuyến, qua mạng xã hội; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết việc làm sau tư vấn; tăng cường tuyên truyền, kết nối để lao động hồi hương tìm được việc làm tại quê hương và an cư, không phải ly hương.
Từ nguồn Đề án giải quyết việc làm, hàng năm tỉnh hỗ trợ tìm, giải quyết việc làm mới cho từ 37.000 - 40.000 lao động. 11 tháng đầu năm nay, mặc dù khó khăn nhưng toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 32.500 người, đạt 85% kế hoạch, trong đó, đưa được 7.887 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 63,1% kế hoạch. Uớc tính năm 2021 này toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 38.850 người, đạt 100% kế hoạch.

Tin mới