Tầm giám sát bất ngờ của radar chiến đấu cơ Nga - Mỹ

Dù bị đánh giá có tầm giám sát thấp hơn nhiều so với máy bay Mỹ khi tồn tại ống pitot nhưng MiG-31 hiện có thể quan sát xa gấp đôi F-22.

Điều kỳ diệu này có được là dựa trên công nghệ radar PESA trên tiêm kích MiG-31 của Nga và radar AESA trên chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Không quân Mỹ.

Radar PESA (Passive Electronically Scanned Array - Radar quét mảng pha điện tử thụ động) gồm có một nguồn tín hiệu phát sóng ở tần số duy nhất, sau đó năng lượng được truyền đến các yếu tố phát ra khác nhau ở mặt trước của ăng ten.

Tầm giám sát bất ngờ của radar chiến đấu cơ Nga - Mỹ ảnh 1
Tiêm kích F-22 bay cùng F-15.

Hệ thống radar PESA làm việc bằng cách kết nối một ăng ten với máy phát vô tuyến rất mạnh để phát một xung ngắn của tín hiệu. Các ăng ten này được kết nối với máy thu có độ nhạy cao để khuếch đại tín hiệu dội lại từ mục tiêu.

Ưu điểm hàng đầu của radar PESA là có thể giám sát một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với radar quét cơ khí truyền thống. Bộ vi xử lý của radar PESA liên tục tạo ra các búp sóng phụ, cho phép theo dõi trong khi đang quét. Nó còn tập trung được một chùm tia nhỏ vào mục tiêu nhất định để dẫn đường cho tên lửa sử dụng radar bán chủ động công kích.

Một ưu điểm khác của radar PESA là phạm vi tìm kiếm tương đối xa, số lượng mục tiêu phát hiện được cùng lúc tương đối nhiều. Bên cạnh đó, radar PESA khá đơn giản trong chế tạo và sử dụng. Một trong những radar PESA đầu tiên trên thế giới trang bị cho tiêm kích MiG-31 là Zalson có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên tới 400 km.

Trong khi đó, AESA (Active Electronically Scanned Array) là radar quét mảng pha điện tử chủ động. Loại radar này có khả năng phát/thu các sóng vô tuyến riêng biệt từ những module giao thoa trên ăng ten. Các phần tử trên ăng ten radar AESA có thể thay đổi tần số 1.000 lần/giây.

Những chùm tia phát đi không hoạt động ở một tần số cố định nào nên rất khó phát hiện. Đây là một trong những tính năng quan trọng để áp dụng trên máy bay tàng hình. Nhờ các phần tử thu/phát độc lập trên ăng ten nên radar AESA có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám bắt mục tiêu.

Radar AESA phát hiện được mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) rất nhỏ. Ngoài ra, nó còn có thể tập trung nguồn phát làm quá tải các hệ thống trinh sát điện từ của đối phương. Điều này khiến radar AESA đảm nhiệm được vai trò của một vũ khí viba.

Các module thu/phát độc lập còn cho phép radar AESA phát hiện và theo dõi đồng thời rất nhiều mục tiêu cùng lúc. Do không tập trung vào một tần số cụ thể nào nên radar AESA rất khó bị gây nhiễu. Radar AESA được nhận định là một chuẩn mực cho máy bay chiến đấu hiện đại.

AESA là một công nghệ hot mà các cường quốc trên thế giới đang đua nhau phát triển. Trong đó, Mỹ và Israel là 2 quốc gia đạt được nhiều thành tựu nhất.

Hiện nay, AN/APG-77 trang bị trên tiêm kích F-22 là một trong những radar AESA tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, tầm quan sát tối đa của hệ thống radar này chỉ là 200-250km, trong khi đó radar PESA trên MiG-31 là Zalson có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên tới 400 km.

Tin mới