Tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt

(Baonghean.vn) - Sở GTVT vừa có Công văn số 1074 ngày 13/4/2022 đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch số 36/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về việc giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT.
Để đảm bảo tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Sở GTVT (đơn vị được UBND tỉnh giao thường xuyên theo dõi, đôn đốc, các sở, ngành, địa phương) đề nghị:
Công trình vi phạm được lực lượng chức năng xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương giải tỏa. Ảnh tư liệu: Quang Nguyễn
Công trình vi phạm được lực lượng chức năng xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương giải tỏa. Ảnh tư liệu: Quang Nguyễn
Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất; hiệu chỉnh hồ sơ quản lý đất đai (bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất...) đầy đủ, kịp thời khi có biến động. Cung cấp số liệu trích đo, trích lục các thửa đất cho Ban Chỉ đạo giải tỏa vi phạm HLATGT cấp huyện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện xử lý dứt điểm các trường hợp giao đất trái thẩm quyền do lịch sử để lại, cấp đất nằm trong chỉ giới quy hoạch hành lang an toàn giao thông sau khi đã công bố quy hoạch cấp đường và phạm vi đất dành cho thoát nước đường bộ.
Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải rà soát các quy định về quản lý, bảo vệ và sử dụng hành lang ATGT, nếu phát hiện bất cập thì kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tể của tỉnh;
- Tham mưu Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh xây dựng kế hoạch, chuyên đề tuyên truyền, phố biến các quy định về giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm HLATGT trên địa bàn tỉnh.
TP.Vinh giải tỏa hành lang ATGT tại các bệnh viện. Ảnh tu liệu: Quang An
TP.Vinh giải tỏa hành lang ATGT tại các bệnh viện. Ảnh tu liệu: Quang An
Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tư pháp và Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về khen thưởng, kỷ luật và xử lý trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hàng lang ATGT.
Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, định hướng các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh (chủ lực là Đài PTTH Nghệ An, Báo Nghệ An) đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND và Kế hoạch giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm HLATGT của UBND tỉnh.
Sở Văn hóa và Thể thao:
- Chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban ATGT tỉnh biên soạn nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ và sử dụng HLATGT để in lên các tờ rơi, thu âm các băng, đĩa phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chủ trì đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của UBND cấp huyện trong việc bố trí, sắp xếp lại hệ thống bảng, biển quảng cáo, biển hiệu ngoài trời trong phạm vi HLATGT đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 47/2018/QĐ-UBND ngày 27/11/2018 của UBND tỉnh.
Kiểm tra hành lang giao thông đường sắt trên địa bàn huyện Diễn Châu. Ảnh tư liệu: Mai Giang
Kiểm tra hành lang giao thông đường sắt trên địa bàn huyện Diễn Châu. Ảnh tư liệu: Mai Giang

Đối với Cục Quản lý đường bộ II, Sở GTVT đề nghị:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm HLATGT của ngành Giao thông Vận tải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao năm 2022.Chỉ đạo Chi cục Quản lý đường bộ: Phối hợp các tổ công tác cấp huyện, cấp xã để xác định chỉ giới hành lang; rà soát, thống kê phân loại đối tượng vi phạm; tham gia cùng chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã thực hiện giải tỏa vi phạm trên tuyến được giao quản lý. Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị quản lý đường bộ:
+ Tham gia Ban Chỉ đạo giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm HLATGT cấp huyện, cấp xã;
+ Bố trí cán bộ kỹ thuật phụ trách phối hợp các tổ công tác cấp huyện, cấp xã để xác định chỉ giới hành lang; rà soát, thống kê phân loại đối tượng vi phạm, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã lập kế hoạch giải tỏa;
+ Phối hợp chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã bố trí nhân lực, thiết bị, phương tiện của đơn vị tham gia giải tỏa trên tuyến được giao quản lý;
+ Cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan về quản lý HLATGT (đặc biệt là hồ sơ các vụ việc vi phạm đất của đường bộ và hành lang ATGT chưa được xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm) cho Ban Chỉ đạo giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông cấp huyện; 
+ Tổ chức cắm mốc, kẻ vạch sơn, đặt biển hiệu và lập biên bản bàn giao mặt bằng đã giải tỏa cho địa phương cấp xã tiếp nhận, quản lý trên các tuyến quốc lộ được giao quản lý.
+ Bổ sung đầy đủ các mốc “ đất của đường bộ”, “ hành lang ATGT đường bộ” trên các tuyến quốc lộ quản lý.
Đối với chi nhánh khai thác đường sắt Nghệ Tĩnh, Sở GTVT đề nghị:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT của ngành GTVT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế từng giai đoạn. Kiến nghị Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sớm cấp nguồn kinh phí và tổ chức cắm bổ sung mốc “phạm vi bảo vệ công trình đường sắt”, nhận bàn giao phạm vi đã được giải tỏa để quản lý. Đồng thời, cử cán bộ của Chi nhánh khai thác đường sắt tham gia các đoàn, tổ công tác giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT do UBND cấp huyện thành lập; Phối hợp các tổ công tác cấp huyện, cấp xã để xác định chỉ giới hành lang; rà soát, thống kê phân loại đối tượng vi phạm; tham gia cùng chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã thực hiện giải tỏa vi phạm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có các khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, các địa phương tiếp tục báo cáo Sở GTVT để tổng hợp, đề xuất phương án, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Tin mới