Tăng cường nguồn lực cho ngành Giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất, xóa điểm trường lẻ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tại Hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới.

Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến nối điểm cầu 21 huyện, thành thị với sự tham gia của các lãnh đạo, cán bộ, giáo viên các trường THPT trên toàn tỉnh. Cùng dự, có đồng chí Võ Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện một số sở, ban, ngành liên quan. Ảnh: Mỹ Hà

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến nối điểm cầu 21 huyện, thành thị với sự tham gia của các lãnh đạo, cán bộ, giáo viên các trường THPT trên toàn tỉnh. Cùng dự, có đồng chí Võ Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện một số sở, ban, ngành liên quan. Ảnh: Mỹ Hà

Chất lượng giáo dục được khẳng định

Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục Nghệ An tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp và linh hoạt trong công tác chỉ đạo, việc tổ chức dạy và học vẫn được các cấp học trong toàn tỉnh thực hiện hiệu quả.

Đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Mỹ Hà

Đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Mỹ Hà

Đây cũng là năm ngành Giáo dục và Đào tạo thí điểm thành công mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục góp phần phát triển bền vững; giữ vững vị trí tốp 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về học sinh giỏi. Trong đó, có 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng và 1 Huy chương Vàng tại các kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế. Ngoài ra, có 97/148 học sinh giỏi quốc gia với 6 giải Nhất, 60 giải Nhì, giải Ba.

Mô hình đảm bảo chất lượng cũng góp phần tạo chuyển biến tích cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Điểm trung bình các môn thi của Nghệ An tăng 14 bậc so với năm 2021. Bên cạnh đó, có 1 học sinh đạt giải Nhất cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; có 1 dự án đạt giải Ba cấp Quốc gia "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp".

Nghệ An cũng có những đột phá trong xây dựng và triển khai hiệu quả các mô hình nâng cao chất lượng giáo dục: Mô hình phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”; Mô hình trường trọng điểm chất lượng cao; trường mầm non, phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; Mô hình trường giúp trường, phòng giúp phòng.

Để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học vừa qua, Nghệ An tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp như sắp xếp, dồn dịch điểm trường đảm bảo thực hiện dạy học Tin học, Ngoại ngữ cho học sinh tiểu học; Chỉ đạo hoàn thành biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương và thực hiện quy trình chọn SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10, theo Chương trình GDPT 2018; dạy học chương trình tăng cường Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục STEM. Tổ chức bồi dưỡng trực tiếp, trực tuyến cho 100% giáo viên giảng dạy chương trình mới; tổ chức khảo sát năng lực cho 2.500 giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Ưu tiên tập trung nguồn lực, chỉ đạo triển khai nhanh chuyển đổi số trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cải cách hành chính và phòng, chống dịch.

Nghệ An cũng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra về trường học đạt chuẩn quốc gia; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, THCS và là tỉnh thứ 25 đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2021-2022, tổ chức các kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, trung thực và đúng quy chế.


Cần tập trung nguồn lực để đầu tư cho giáo dục

Tại hội nghị, nhiều tham luận của các địa phương cũng đã đề cập đến các vấn đề như việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia, việc thay sách giáo khoa mới. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đề nghị ngành cần quan tâm đến vấn đề thiếu giáo viên, quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất ở vùng khó, dạy tiếng Anh tăng cường trong các nhà trường.

Các đại biểu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Mỹ Hà
Các đại biểu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Mỹ Hà

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Đình Long chúc mừng những kết quả đạt được của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã thẳng thắn khi đề cập đến 3 vấn đề tồn tại của ngành Giáo dục hiện nay, đó là vấn đề quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa phù hợp, còn quá nhiều điểm trường lẻ. Trong khi đó, ở thành phố lại quá tải học sinh, thiếu trường lớp. Điều này, dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai chương trình giáo dục mới, nâng cao chất lượng giáo dục và khó bố trí giáo viên. Ở bậc đại học, dạy nghề vẫn còn nhiều trường khó tuyển sinh, chưa được đầu tư.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Mỹ Hà
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Mỹ Hà

Bên cạnh đó, dù đã nỗ lực, cố gắng nhưng tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đặc biệt tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn diễn ra. Ngoài ra, còn có nhiều khoảng cách giữa giáo dục miền núi và miền xuôi, có sự khác biệt giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, giữa giáo dục công lập và ngoài công lập.

Đồng chí Bùi Đình Long tặng Cờ Thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cờ của UBND tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Mỹ Hà
Đồng chí Bùi Đình Long tặng Cờ Thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cờ của UBND tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Mỹ Hà

Từ những tồn tại, khó khăn trên, đồng chí Bùi Đình Long đề nghị các cấp ủy, chính quyền cần phải xem lại quy hoạch trường lớp. Trong đó, với giáo dục miền núi phải đưa ra các giải pháp để giảm nhanh điểm trường. Tại thời điểm hiện nay, các địa phương cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục và các trường bán trú. Với thành phố Vinh phải tích cực tham mưu để mở rộng các cơ sở giáo dục, đào tạo. Để thực hiện được nội dung này ngành Giáo dục cũng cần tham mưu để xây dựng và đưa ra các chế độ, chính sách phù hợp.

Sở Giáo dục và Đào tạo tặng hoa cho các cán bộ quản lý về hưu, cán bộ chuyển công tác. Ảnh: Mỹ Hà
Sở Giáo dục và Đào tạo tặng hoa cho các cán bộ quản lý về hưu, cán bộ chuyển công tác. Ảnh: Mỹ Hà

Thời gian tới, ngành Giáo dục cũng cần quan tâm đến việc dạy học thực chất ở các nhà trường, quan tâm chăm lo đến việc xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh. Từng bước hướng đến tự chủ ở các nhà trường, trong đó, có các trường ở thành phố Vinh...

Dịp này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Cờ Thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong năm 2021./.

Tin mới