Tên lửa chống hạm Exocet: Kẻ chinh phạt hải quân nước Anh

Tính hiệu quả của Exocet trong thực chiến trong suốt vài thập kỷ qua đã khẳng định một điều là không có một loại tàu chiến nào có thể an toàn trước tên lửa chống hạm trên biển.
Tên lửa chống hạm (ASM) bắt đầu xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Người Đức đi đầu với tên lửa Henschel Hs 293 và Kramer X-L, thường được gọi là Fritz-X. Tên lửa Hs 293 thược ra là một quả bom có gắn thêm cánh và đuôi, những cánh ngắn và một động cơ tên lửa đẩy. Một khi quả bom được thả từ trên máy bay, động cơ tên lửa đẩy làm tăng tốc độ của nó lên khoảng 900 km/h và nó được điều khiển dẫn đến mục tiêu bởi người dẫn bom sử dụng điều khiển từ xa với sóng vô tuyến.
Cả hai loại vũ khí kể trên đều được thực chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với quy mô khá ít. Trong điều kiện lý tưởng, chúng có độ công phá vừa đủ để đánh chìm tàu bè đối phương và có độ chính xác khá cao.
Ngoài tầm nhìn
Tên lửa chống hạm Exocet: Kẻ chinh phạt hải quân nước Anh ảnh 1
Tên lửa chống hạm đầu tiên được Liên Xô sản xuất có dáng vẻ bên ngoài không khác gì một chiếc phản lực thu nhỏ. Nguồn ảnh: Was
Liên Xô đã đi tiên phong về tên lửa ASM phóng từ cả trên không lẫn trên mặt đất. AS-1 Kennel là loại tên lửa đầu tiên của họ, một tên lửa hành trình vận hành bằng động cơ tua-bin phản lực với tầm bắn lên tới 172 km, được dẫn đường bởi hệ thống kết hợp lái tự động, bám chùm sóng radar và radar dẫn đường bán chủ động.
Không lâu sau đó tên lửa SS-N-2 Styx ra đời, sử dụng dẫn đường radar chủ động pha cuối và điều khiển bằng mệnh lệnh thông qua sóng vô tuyến. Nó trở thành tên lửa chống hạm đầu tiên thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai được triển khai thực chiến, khi tác tàu tên lửa của Ai Cập đánh chìm khu trục hạm Etlat của Israel vào năm 1967.
Cho đến thời điểm này, các nước khác trên thế giới đã bắt kịp Liên Xô. .Các quốc gia NATO đã sản xuất nhiều ASM càng ngày càng tinh vi, trong đó có Exocet.
Tên lửa chống hạm Exocet là mẫu vũ khí chống hạm do Pháp phát triển và được đưa vào sử dụng trong Hải quân Pháp năm 1975. Sức mạnh tức thì của nó chính là tính đa năng - đến năm 1979, nó có thể được phóng từ mặt đất, từ tàu biển hay từ trên không với tầm bắn khoảng 50 km.
Tên lửa chống hạm Exocet: Kẻ chinh phạt hải quân nước Anh ảnh 2
Tàu HMS Sheffield của Anh bị trúng tên lửa Exocet. Nguồn ảnh: Wiki
Cũng giống như nhiều ASM hiện đại khác, tên lửa Exocet tiếp cận mục tiêu của mình ở độ cao "lướt biển", giảm khả năng bị radar địch phát hiện. Một bộ phận radar tìm kiếm chủ động sẽ dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu ở 12-15 km cuối cùng của đường bay - trong giai đoạn này độ cao có thể hạ xuống thấp đến 3 mét so với mặt biển. Một đầu đạn 165 kg nổ mạnh/phá mảnh mang lại tác dụng hủy diệt với một ngòi nổ va chạm hẹn giờ cho phép tên lửa xuyên vào bên trong chiến hạm trước khi phát nổ.
Chiến tranh Falkland
Minh chứng kinh hoàng về hiệu quả của tên lửa chống hạm Exocet là vào năm 1982, khi người Anh triển khai một lực lượng Phản ứng nhanh của Hải quân khá lớn để đi chiếm lại quần đảo Flakland bị Argentina tiến chiếm.
Ngày 4/5, một chiếc máy bay Super Etendard của Argentina đã bắn hạ một quả Exocet trúng vào khu trục hạm loại 42 HMS Sheffield. Tên lửa đâm thủng vào khoảng giữa chiếc Sheffield, ngay trên mớm nước.
Mặc dù đầu đạn không phát nổ, pha va chạm đã giết chết 20 người và khiến con tàu bốc cháy dữ dội không thể cứu vãn nổi và chìm 5 ngày sau đó. Hai tuần sau, ngày 25/5, hai quả Exocet nữa đã bắn trúng tàu vận tải Công-tơ-nơ Atlantic Conveyor của Anh, lúc đó đang chở đầy trực thăng và thương tiện hậu cần cho chiến dịch trên cạn. Con tàu này cũng chìm sau đó 5 ngày.
Tên lửa chống hạm Exocet: Kẻ chinh phạt hải quân nước Anh ảnh 3
Tên lửa Exocet, loại tên lửa chống hạm mẫu vũ khí diệt hạm đáng sợ nhất từng được châu Âu chế tạo. Nguồn ảnh: Military
Sau đó dưới áp lực của Lodon, Pháp buộc dừng việc chuyển giao tên lửa Exocet cho Argentina mà mới không có thêm các tàu của Anh bị vũ khí chết người này tấn công. Trong suốt những năm 1980, đã có hơn 100 quả tên lửa Exocet được bắn ra trên các chiến trường khắp thế giới, chủ yếu do phía Iraq nhắm vào các con tàu và giàn khoan của Iran trong cuộc chiến giữa hai nước. Nhưng cũng có hai quả Exocet đã làm hư hại tàu USS Stark của Mỹ năm 1987 kể trên.
Qua đó mà Exocet trở thành một trong những loại tên lửa đối hạm thành công nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, nó cũng chứng tỏ rằng một vài quả tên lửa rẻ tiền cũng có khả năng thay đổi kết cục của cả một chiến dịch chỉ bằng cách nhấn chìm những tàu chiến mang tính chiến lược của đối phương.
Video: Cận cảnh phi vụ tên lửa Exocet tấn công trúng tàu HMS Sheffield của Anh.


Tin mới