Tết này bản Mông ở Huồi Cọ có cả bánh dày và bánh chưng

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ xuân về, nơi biên cương, đồng bào bản Mông ở Huồi Cọ thuộc xã vùng cao Nhôn Mai (Tương Dương) phấn khởi làm bánh dày, bánh chưng với niềm tin vào một năm mới no ấm.
Những ngày giáp Tết, không khí ở nhà anh Và Bá Đại nhộn nhịp hẳn lên. Theo phong tục của đồng bào Mông, vợ chồng anh cũng đồ xôi để làm bánh dày đón Tết. Bánh dày làm bằng nguyên liệu chính là nếp nương.
Nếp được đãi sạch cho lên bếp hông từ 2-3 giờ cho thật dẻo. Sau đó mang ra máng gỗ và dùng chày giã.
Mọi người trong gia đình quây quân cùng nhau vắt bánh dày. Ảnh: Hiến Chương
 Bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương có 44 hộ với hơn 300 nhân khẩu 100% hộ là người dân tộc Mông. Mọi người trong gia đình quây quần cùng nhau vắt bánh dày. Ảnh: Hiến Chương 

Bản Mông Huồi Cọ nằm trên độ cao hơn 1300 mét so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Ảnh: Hiến Chương
Huồi Cọ nằm trên độ cao hơn 1.300 mét so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Ảnh: Hiến Chương 
Sau khi đổ vào máng gỗ, xôi được những người phụ nữ rải ra cho nguội để giã. Ảnh: Hiến Chương
Sau khi đổ vào máng gỗ, xôi được những người phụ nữ rải ra cho nguội để giã. Ảnh: Hiến Chương
Đàn ông có sức vóc, khỏe mạnh, nhanh tay, khéo léo mới được chọn để giã bánh. Ảnh: Hiến Chương
Giã bánh dày là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh. Mỗi lần giã 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon và để được lâu.  Ảnh: Hiến Chương
Những chiếc bánh được vắt tròn trịa như mặt trăng, mặt trời. Ảnh: Hiến Chương
Những chiếc bánh được vắt tròn trịa như mặt trăng, mặt trời, biểu tượng cho những ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Mông. “Trong mâm cỗ cúng tổ tiên vào ngày 30 Tết của người Mông chúng tôi không thể thiếu bánh dày. 6 cặp bánh đầu tiên tượng trưng cho 12 tháng trong một năm được dâng lên trời đất và vị thần mùa màng. Những chiếc bánh còn lại xếp vào hũ gỗ đậy kín lại để ăn và thết đãi khách quý” - anh Và Bá Đại chia sẻ. Ảnh: Hiến Chương
Ngày xuân, những hoạt động vui chơi tập thể của người dân Huồi Cọ diễn ra tại sân trung tâm của bản. Ảnh: Hiến Chương
Ngày xuân, những hoạt động vui chơi tập thể của người dân Huồi Cọ diễn ra tại sân trung tâm của bản. Ảnh: Hiến Chương
BĐBP hướng dẫn bà con gói bánh chưng. Ảnh Hải Thượng
Ở Huồi Cọ năm nay, bà con còn gói bánh chưng giống như đồng bào miền xuôi. Đây được coi là “sự kiện quan trọng” trong Tết này ở bản. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên các gia đình trên đỉnh Huồi Cọ tập gói bánh chưng.Thiếu tá Hoàng Xuân Thành - Đồn Biên phòng Nhôn Mai (BĐBP Nghệ An) cho biết: Với mong muốn đồng bào các dân tộc cùng chung cái Tết cổ truyền, anh em bộ đội xuống bản để hướng dẫn cho bà con cách gói bánh chưng vừa thể hiện được truyền thống văn hóa,vừa vui Tết cùng bà con.Ảnh: Hải Thượng 
Những cô gái, chàng trai người Mông Huồi Cọ trẩy hội xuân. Ảnh: Hải Thượng
Dẫu còn khó khăn, gian khổ, nhưng với tinh thần đoàn kết, vượt khó cùng sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của những người lính biên phòng, cuộc sống của đồng bào mông Huồi Cọ nói riêng và xã Nhôn Mai nói chung ngày thêm khấm khá. Ảnh: Những cô gái, chàng trai người Mông Huồi Cọ trẩy hội xuân. (Hải Thượng)
Tết cổ truyền còn là nơi gắn kết tình cảm, kết nối nhân duyên cho những chàng trai, cô gái trên mảnh Huồi Cọ đất xinh đẹp. Ảnh: Hiến Chương
Tết cổ truyền còn là nơi gắn kết tình cảm, kết nối nhân duyên cho những chàng trai, cô gái trên mảnh Huồi Cọ đất xinh đẹp. Mùa xuân về, khắp Huồi Cọ đã rộn rã tiếng khèn gọi bạn. Các chàng trai, cô gái dập dìu kéo nhau trẩy hội mùa xuân...Ảnh: Hiến Chương 
Ném còn ngày xuân. Ảnh: Hải Thượng
Ném còn ngày xuân. Bản Huồi Cọ đã trở thành bản kiểu mẫu trong phát triển kinh tế khu vực biên giới Nghệ An. Nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hàng chục gia đình ở Huồi Cọ năm 2017 thu nhập 40-50 triệu đồng từ phát triển mô hình chanh leo. Ảnh: Hải Thượng 

Tin mới