Tết sớm ở chợ trâu lớn nhất nước

(Baonghean.vn) - Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Tân Sửu nhưng những phiên gần đây, trâu, bò được rao bán chật kín ở chợ Ú.
, chỉ mới 3h sáng, khi không gian vẫn còn bị bao trùm bởi màn đêm thì những con đường ở xã Đại Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An), đã rộn rã bởi tiếng người trò chuyện, tiếng xe cộ qua lại và cả tiếng bò rống. Những đàn trâu, bò nối đuôi nhau, những chiếc xe tải đủ mọi thể loại chở gia súc nhộn nhịp như xé toạc màn đêm ở vùng quê này. Mọi ngã đường đều dẫn đến chợ Ú, nằm ngay khu vực trung tâm của xã. Ai nấy đều tỏ vẻ hối hả.  Ảnh: Tiến Hùng
Chỉ mới 3h sáng, khi không gian vẫn còn bị bao trùm bởi màn đêm thì những con đường ở xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An), đã rộn rã bởi tiếng người trò chuyện, tiếng xe cộ qua lại và cả tiếng bò rống. Những đàn trâu, bò nối đuôi nhau, những chiếc xe tải đủ mọi thể loại chở gia súc nhộn nhịp như xé toạc màn đêm ở vùng quê này. Mọi ngã đường đều dẫn đến chợ Ú, nằm ngay khu vực trung tâm của xã. Ai nấy đều tỏ vẻ hối hả. Ảnh: Tiến Hùng
Chợ được chia làm 2 khu vực dành riêng cho trâu và bò. Theo anh Trần Trung Hiếu (34 tuổi), một trong những lái trâu nhiều kinh nghiệm ở xã Đại Sơn thì thông thường, phiên chợ nhộn nhịp nhất vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của Covid-19, các thương lái mua trâu, bò từ Thái Lan, Lào… về sẽ phải cách ly 14 ngày. Sợ không kịp ăn Tết, nên những ngày từng đoàn xe tải đã ồ ạt chở hàng về chợ.
Chợ được chia làm 2 khu vực dành riêng cho trâu và bò. Theo anh Trần Trung Hiếu (34 tuổi), một trong những lái trâu nhiều kinh nghiệm ở xã Đại Sơn thì thông thường, phiên chợ nhộn nhịp nhất vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của Covid-19, các thương lái mua trâu, bò từ Thái Lan, Lào… về sẽ phải cách ly 14 ngày. Sợ không kịp ăn Tết, nên những ngày này từng đoàn xe tải đã ồ ạt chở hàng về chợ. Ảnh: Tiến Hùng
Khu vực dành để bán trâu. Chẳng biết từ bao giờ, chợ này có quy định mỗi tháng chỉ có 6 phiên họp, vào các ngày 1, 6, 11,16, 21, 26 âm lịch. Bất kể mùa đông hay mùa hè, bất kể trời mưa gió, cứ 4h sáng, những cuộc giao dịch đã bắt đầu. Nhưng để kiếm được một vị trí đẹp trong chợ, nhiều người đến trước cả tiếng để chiếm chỗ.
Khu vực dành để bán trâu. Chẳng biết từ bao giờ, chợ này có quy định mỗi tháng chỉ có 6 phiên họp, vào các ngày 1, 6, 11,16, 21, 26 âm lịch. Bất kể mùa Đông hay mùa Hè, bất kể trời mưa gió, cứ 4h sáng, những cuộc giao dịch đã bắt đầu. Nhưng để kiếm được một vị trí đẹp trong chợ, nhiều người đến trước cả tiếng để chiếm chỗ. Ảnh: Tiến Hùng
Ở đây có bán đủ mọi thể loại trâu, bò. Từ những con trâu to lớn có giá hàng trăm triệu đồng đến những chú bê chỉ chưa đầy một tháng tuổi, được mua về để làm “bê cạo”. Khi phiên chợ gần bắt đầu, ngoài cổng, những đoàn xe tải vẫn còn phải nối đuôi nhau xếp hàng chờ đến lượt được vào. Mỗi phiên giao dịch hàng nghìn con, nhưng ban quản lý chợ chỉ có một người làm nhiệm vụ thu phí ở cổng, nên việc ách tắc là không tránh khỏi.
Ở đây có bán đủ mọi thể loại trâu, bò. Từ những con trâu to lớn có giá hàng trăm triệu đồng đến những chú bê chỉ chưa đầy 1 tháng tuổi, được mua về để làm “bê cạo”. Ảnh: Tiến Hùng
Con trâu lớn nhất phiên chợ được rao bán 90 triệu đồng. Ảnh: Tiến Hùng
Con trâu lớn nhất phiên chợ được rao bán 90 triệu đồng. Ảnh: Tiến Hùng
3 chú nghé chỉ mới 1 tháng tuổi được rao bán 20 triệu đồng. Ảnh: Tiến Hùng
3 chú nghé chỉ mới 1 tháng tuổi được rao bán 20 triệu đồng. Ảnh: Tiến Hùng
Hầu hết các giao dịch đều bằng tiền mặt. Ảnh: Tiến Hùng
Hầu hết các giao dịch đều bằng tiền mặt. Ảnh: Tiến Hùng
Thương lái dẫn trâu lên xe tải, vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc. Ông Nguyễn Cảnh Lâm - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết, nghề buôn trâu, bò ở Đại Sơn đã có từ lâu đời. Trước đây, chưa có chợ, trâu, bò thường tập kết ở các điểm lẻ dọc đường để rao bán. Mãi đến những năm đầu thập niên 80, chợ Ú mới bắt đầu được mở, rồi trâu, bò mới được đưa vào đây để bán. “Hiện nay, mỗi phiên chợ Ú giao dịch khoảng 1.800 con trâu, bò. Vào những tháng đỉnh điểm của Covid-19, chợ sụt giảm hơn một chút, những cũng giao dịch trên 1.000 con trâu, bò. Phần lớn chúng được mua từ các nước Đông Nam Á, sau đó lại bán qua Trung Quốc”, ông Lâm nói và cho hay, chợ trâu nhộn nhịp đã mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Không ít gia đình đã phất lên sau một thời gian ngắn làm nghề này. Nhiều công việc cũng ăn theo chợ trâu như nghề dắt trâu thuê, nghề chăn trâu, nghề đi săn rồi chăm trâu chọi… Hiện, chỉ tính ở xã Đại Sơn đã có hơn 300 hộ là thương lái chuyên nghiệp. Ngoài ra, xã cũng có khoảng 100 xe tải lớn chuyên để chở trâu, bò đi tiêu thụ ở biên giới phía Bắc. Ảnh: Tiến Hùng
Thương lái dẫn trâu lên xe tải, vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc. 

Ông Nguyễn Cảnh Lâm - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết, nghề buôn trâu, bò ở Đại Sơn đã có từ lâu đời. Trước đây, chưa có chợ, trâu, bò thường tập kết ở các điểm lẻ dọc đường để rao bán. Mãi đến những năm đầu thập niên 80, chợ Ú mới bắt đầu được mở, rồi trâu, bò mới được đưa vào đây để bán. “Hiện nay, mỗi phiên chợ Ú giao dịch khoảng 1.800 con trâu, bò. Vào những tháng đỉnh điểm của Covid-19, chợ sụt giảm hơn một chút, những cũng giao dịch trên 1.000 con trâu, bò. Phần lớn chúng được mua từ các nước Đông Nam Á, sau đó lại bán qua Trung Quốc”, ông Lâm nói và cho hay, chợ trâu nhộn nhịp đã mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Không ít gia đình đã phất lên sau một thời gian ngắn làm nghề này. Nhiều công việc cũng ăn theo chợ trâu như nghề dắt trâu thuê, nghề chăn trâu, nghề đi săn rồi chăm trâu chọi… Hiện, chỉ tính ở xã Đại Sơn đã có hơn 300 hộ là thương lái chuyên nghiệp. Ngoài ra, xã cũng có khoảng 100 xe tải lớn chuyên để chở trâu, bò đi tiêu thụ ở biên giới phía Bắc. Ảnh: Tiến Hùng

Cuối mỗi phiên chợ thường là những trận chọi trâu kịch tính. Các thương lái thường chọn những con trâu lớn nhất chợ rồi ghép cặp với nhau. Trận đấu không chỉ phục vụ cho việc cá độ giải trí mà còn cơ hội kiếm tiền không nhỏ cho các thương lái. Bởi nếu chọi giỏi, những tay săn châu trọi có mặt ở chợ sẵn sàng mua với giá gấp đôi bình thường.
Cuối mỗi phiên chợ thường là những trận chọi trâu kịch tính. Các thương lái thường chọn những con trâu lớn nhất chợ rồi ghép cặp với nhau. Trận đấu không chỉ phục vụ cho việc cá độ giải trí mà còn cơ hội kiếm tiền không nhỏ cho các thương lái. Bởi nếu chọi giỏi, những tay săn châu chọi có mặt ở chợ sẵn sàng mua với giá gấp đôi bình thường. Ảnh: Tiến Hùng

Tin mới