Thăm 3 địa chỉ đỏ cách mạng trên đất Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Thanh Chương là vùng đất cách mạng, từng là nơi “đứng đầu, dậy trước" trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích gắn với một thời kỳ lịch sử huy hoàng.

1. Di tích Đình Võ Liệt, còn gọi là Văn Quán, Quán Thánh Hàng Tổng…là nơi tế lễ và hội họp của Hội Văn, nơi lưu danh 445 người đậu đạt của huyện Thanh Chương. Năm 1929, đình là nơi hội họp của tổ chức Đảng Tân Việt. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 là nơi sinh hoạt bí mật của tổ chức Đảng, nơi tập trung quần chúng đi biểu tình.

-	Các cụ cao niên trong xã Võ Liệt đang giới thiệu về các bia đá ghi dnh 445 người đậu đạt của xã và của huyện Thanh Chương
Các cụ cao niên trong xã Võ Liệt đang giới thiệu về các bia đá ghi danh 445 người đỗ đạt của xã và huyện Thanh Chương.

Đặc biệt sau sự kiện “cướp huyện phá đồn" thành công vào ngày 1/9/1930, đình Võ Liệt là một trong những nơi thành lập chính quyền Xô viết, trụ sở của tổ chức Nông hội đỏ. Năm 1947 là nơi tiến hành Đại hội đại biểu Khu ủy Khu IV để chỉ đạo kháng chiến chống Pháp với sự có mặt của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Thiếu tướng Nguyễn Sơn, nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu.

Đình Võ Liệt đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định 1288 của Bộ Văn hóa - Thông tin và hiện đã và đang từng bước được trùng tu nâng cấp. Huyện Thanh Chương đang có dự định sử dụng Đình Võ Liệt làm thư viện kiêm Bảo tàng truyền thống. Hàng năm vào các ngày lễ kỷ niệm, lãnh đạo xã và cán bộ nhân dân đều tổ chức thắp hương tưởng niệm và ôn lại truyền thống tại đây.

2. Nhà thờ dòng họ Nguyễn Duy, ở thôn Diên Tràng, thuộc xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương. Nơi Tỉnh uỷ Nghệ An đã chọn làm trụ sở bí mật từ tháng 9/1930 - 2/1931. Đây chính là thời gian phong trào Xô viết lên cao nhất, nhất là tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn…

-	Cụ Nguyễn Duy Thọ đang giới thiệu lịch sử di tích cho con cháu tại khuôn viên nhà thờ.
Cụ Nguyễn Duy Thọ giới thiệu lịch sử di tích cho con cháu tại khuôn viên nhà thờ.

Trong quần thể này còn có cây sui Diên Tràng là cây cổ thụ có nhiều hang hốc được làm nơi cất dấu cờ, truyền đơn và các loại tài liệu của Tỉnh ủy. Di tích nhà thờ Nguyễn Duy, cây sui và nhà thờ các họ Nguyễn Bá, Nguyễn Ích… trong vùng đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hoá theo Quyết định số 1288 QĐ-VH ngày 16/11/1988. Hàng năm vào mỗi độ Tết đến, Xuân về, các đồng chí lãnh đạo địa phương và các cụ cao niên cùng con cháu đều tổ chức lễ dâng hương và nói chuyện truyền thống với con cháu.

3. Nhà thờ Nguyễn Đình Kình tại làng Đồng Xuân, Tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đường, nay thuộc xã Xuân Tường (Thanh Chương). Theo hồ sơ di tích đây là nơi diễn ra  Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ nhất, Bầu Ban Chấp hành (BCH) chính thức gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Tiềm được bầu làm Bí thư. Hàng năm vào các kỳ lễ, Tết con cháu đều tập trung về để dâng hương và ôn lại truyền thống.

Ông Nguyễn Đình Dũng ( áo com le) cháu đích tôn chiến sỹ cách mạng tiền bối Nguyễn Đình Kình) là người đang trông coi nhà thờ thắp hương tưởng nhớ tổ tiên tại di tích.
Ông Nguyễn Đình Dũng (giữa) - cháu đích tôn chiến sỹ cách mạng tiền bối Nguyễn Đình Kình là người đang trông coi nhà thờ cùng con cháu thắp hương tưởng nhớ tổ tiên tại di tích.

Trần Đình Hà

(Đài Thanh Chương)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới