Thâm nhập 'đại công trường' đào vàng trái phép ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Luôn có từ 5 - 7 điểm khai thác vàng trái phép hoạt động suốt ngày đêm. Có những hầm lò sâu hàng chục, thậm chí hàng trăm mét đào sâu vào lòng núi. Theo những người khai thác vàng và xác nhận của ban quản lý thôn bản, hiện tượng này diễn ra hàng ngày trong một thời gian dài từ 2 - 3 năm nay.

Tại thời điểm phóng viên Báo Nghệ An có mặt trên ngọn núi Pù Kẹp (xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương) có hơn 5 tổ đang khai thác vàng
Tại thời điểm phóng viên Báo Nghệ An có mặt trên ngọn núi Pù Kẹp (xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương) có hơn 5 tổ đang khai thác vàng "lậu". Ảnh chụp ngày 22/10/2016.
Mỗi tổ có 1 đến 2 chiếc lán được dựng lên, một chiếc dùng để ở và 1 lán dùng để chứa máy móc và các dụng cụ hỗ trợ khai thác vàng.
Mỗi tổ có 1 đến 2 chiếc lán được dựng lên, một chiếc dùng để ở và 1 lán dùng để chứa máy móc và các dụng cụ hỗ trợ khai thác vàng.
Những chiếc lán được dựng thô sơ, với hệ thống máy móc đơn giản. Theo tìm hiểu của phóng viên chúng tôi, để đầu tư máy móc cho một tổ khai thác chui như thế này chỉ rơi vào khoảng 20 đến 30 triệu đồng.
Những chiếc lán được dựng thô sơ, với hệ thống máy móc đơn giản. Theo tìm hiểu của phóng viên, để đầu tư máy móc cho một tổ khai thác chui như thế này chỉ mất từ 20 đến 30 triệu đồng.
Một tay
Một người khai thác đang làm nhiệm vụ đưa đất vào guồng máy. Những chiếc máy ngày đêm làm việc vang động cả ngọn núi. Những âm thanh này đã ầm ĩ ở đây hơn 1 năm nay.
Ông Lô Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông cho biết, các tổ đang khai thác vàng trên núi Pù Kẹp có sự liên kết của đầu nậu từ thị trấn Hòa Bình (Tương Dương) và tỉnh Thái Nguyên vào.
Ông Lô Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông cho biết, các tổ đang khai thác vàng trên núi Pù Kẹp có sự liên kết của đầu nậu từ thị trấn Hòa Bình (Tương Dương) và tỉnh Thái Nguyên vào. Xã Hữu Khuông cũng đã nhiều lần lên đẩy đuổi, nhưng vẫn chưa thể dẹp được. Trong ảnh là một hố vàng do các phu vàng bỏ lại sau khi bị đẩy đuổi.
Hình thức khai thác chủ yếu ở trên núi Pù Kẹp là dùng chòng, xẻng đào sâu hàng chục, hàng trăm mét vào trong núi để tìm vàng. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất lớn.
Hình thức khai thác chủ yếu ở trên núi Pù Kẹp là dùng choòng, xẻng đào sâu hàng chục, hàng trăm mét vào trong núi để tìm vàng. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn.
Những chiếc bể chứa nước tự chế được dựng lên trên núi để chứa nước, phục vụ việc khai thác vàng.
Những chiếc bể chứa nước tự chế được dựng lên trên núi để chứa nước, phục vụ việc khai thác vàng.
Một hầm lò đang khai thác. Từ đây đất, đá được đào xong và vận chuyển ra chiếc lán gần đó để bỏ vào máy nghiện rồi dùng nước rửa trôi.
Một hầm lò đang khai thác. Từ đây đất, đá đào xong được vận chuyển ra chiếc lán gần đó để bỏ vào máy nghiền rồi dùng nước rửa trôi.
Những chiếc máy bơm pít tông được sử dụng để đưa nước lên đỉnh núi.
Những chiếc máy bơm pít tông được sử dụng để đưa nước lên đỉnh núi.
Sau khi khai thác xong, những chiếc hố sâu hàng chục mét bỏ lại tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và vật nuôi hoạt động ở khu vực rừng sản xuất này.
Sau khi khai thác xong, những chiếc hố sâu hàng chục mét bỏ lại tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và vật nuôi hoạt động ở khu vực rừng sản xuất này.
Những dòng khe nhuỗm màu đỏ gạch do nạn khai thác vàng.
Những dòng khe nhuốm màu đỏ gạch do nạn khai thác vàng.
Điều đáng nói, việc khai thác vàng rầm rộ trong thời gian dài như vậy mà chính quyền địa phương vẫn chưa thể giải quyết dứt điêm???. Những ngọn núi vẫn ngày đêm bị đục khoét, môi trường bị hư hại, nguuy cơ tai nạn rình rập và hậu quả của nạn khai thác vàng này đến bao giờ được giải quyết?
Điều đáng nói, việc khai thác vàng rầm rộ trong thời gian dài như vậy mà chính quyền địa phương vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm???.

 Hồ Phương - Hữu Vi

TIN LIÊN QUAN

Tin mới