Thế giới 24h/7: Trung Quốc trả đũa Canada vụ Huawei; Oanh tạc cơ Nga đến “sân sau” của Mỹ

(Baonghean.vn) - Oanh tạc cơ Tu-160 Nga có thể mang vũ khí hạt nhân đến Venezuela; Trung Quốc trả đũa Canada vụ bắt giữ giám đốc Huawei; Thủ tướng Anh "sống sót" trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm; Thượng viện Mỹ yêu cầu chấm dứt hỗ trợ chiến dịch quân sự tại Yemen... là những tin tức nổi bật của thế giới tuần qua.

Điểm sáng tại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu: Ngày 14/12, tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2018 COP24 tại Katowice, Ba Lan, EU và nhiều quốc gia đang phát triển đã cam kết tăng cường việc thực hiện các cam kết hiện có của họ nhằm giảm phát thải khí nhà kính để cho phép thế giới duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới mức 1,5 độ C. Những cam kết này là thông điệp tích cực nhất từ trước đến nay đến từ các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Ba Lan. Đây là kết quả của nỗ lực cảnh báo của giới khoa học về tình trạng nóng lên toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Reuters

Khói bốc lên từ một căn cứ quân sự sau khi bị tấn công bởi các cuộc không kích do Saudi dẫn đầu ở thủ đô Sanaa của Yemen. Ảnh: Reuters

Thượng viện Mỹ yêu cầu chấm dứt hỗ trợ chiến dịch quân sự tại Yemen: Ngày 12/12, trong một động thái được xem là thách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết với 56 phiếu thuận và 41 phiếu chống nhằm chấm dứt sự ủng hộ của Mỹ đối với liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu đang can thiệp vào xung đột ở Yemen. Theo đó, Thượng viện Mỹ đã dùng đến Đạo luật Các quyền Chiến tranh yêu cầu chấm dứt hỗ trợ quân sự cho chiến dịch của Saudi Arabia tại Yemen. Trong ảnh: Khói bốc lên từ một căn cứ quân sự sau khi bị tấn công bởi các cuộc không kích do Saudi dẫn đầu ở thủ đô Sanaa của Yemen. Ảnh: Reuters

Quốc vương Salman chào đón Tổng thống Trump.

Mỹ không triển khai lực lượng tham gia liên quân, nhưng thường xuyên cung cấp nhiên liệu cho các chiến đấu cơ Saudi Arabia không kích phiến quân ở Yemen. Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp cả bom, tên lửa, lựu đạn cho Saudi Arabia. Trong một tuyên bố hôm 20/11 vừa qua, ông Trump nói rằng việc hủy bỏ các hợp đồng vũ khí lớn với người Saudi là ngu xuẩn, và rằng: "Nga và Trung Quốc sẽ là những người hưởng lợi khổng lồ" nếu Mỹ ngừng bán hàng. Trong ảnh: Quốc vương Salman chào đón Tổng thống Trump trong một chuyến thăm Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Cơ sở nghiên cứu của Huawei tại Ottawa, Ontario, Canada. Ảnh: Reuters

Trung Quốc trả đũa Canada vụ bắt giữ giám đốc Huawei: Sau vụ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Vancouver, chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành bắt giữ các công dân Canada là doanh nhân Michael Spavor (trái) và cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig với cáo buộc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia nước này. Động thái này của phía Trung Quốc được cho là để gây áp lực lên Canada sau khi bà Mạnh bị Canada bắt giữ vào ngày 1/12 theo yêu cầu của phía Mỹ. Trong ảnh: Cơ sở nghiên cứu của Huawei tại Ottawa, Ontario, Canada. Ảnh: Reuters/AP/ICG

Thủ tướng Anh

Thủ tướng Anh "sống sót" trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm: Thủ tướng Anh Theresa May hôm 12/12 đã vượt qua khủng hoảng chính trị vì thỏa thuận Brexit, giành phần thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được khởi xướng bởi những nhà lập pháp đảng Bảo thủ muốn chấm dứt sự lãnh đạo của bà với đảng này cũng như với nước Anh. Song theo AP, tỷ lệ phiếu bầu 200-117 khiến bà May trở thành nhà lãnh đạo yếu thế, mất đi sự ủng hộ từ ngay chính đảng của mình trong tiến trình Brexit. Bà cũng phải trả giá đắt khi cam kết không tái tranh cử vào năm 2022. Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại phố Downing sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ảnh: Reuters 

Oanh tạc cơ Tu-160 Nga vượt 10.000 km đến Venezuela

Oanh tạc cơ Tu-160 Nga đến "sân sau" của Mỹ: Ngày 10/12, hai oanh tạc cơ Nga cùng vận tải cơ hạng nặng An-124, máy bay chở khách Il-62 và 100 sĩ quan không quân Nga vượt 10.000 km đến thăm Venezuela. Sự xuất hiện những oanh tạc cơ hạng nặng có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga đến Venezuela đã vấp phải chỉ trích gay gắt từ Mỹ, do đây được coi là động thái tăng cường vị thế của Moskva ở Nam Mỹ, khu vực vốn được coi là sân sau của Washington. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phê phán Nga "cử phi cơ bay nửa vòng thế giới để phung phí ngân sách công". Trong ảnh: Máy bay Nga tại Sân bay Simon Bolivar ở Maiquetia , Vargas, Venezuela. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino

Ngày 12/12, hai máy bay ném bom Tupolev Tu-160 đã quần thảo hơn 10 tiếng trong không phận quốc tế thuộc biển Caribê, được hộ tống bởi những tiêm kích F-16 của Venezuela. Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino khẳng định lần triển khai này là "một trải nghiệm hoàn toàn mới", giúp tăng khả năng phối hợp tác chiến giữa các hệ thống phòng thủ vũ trụ của cả hai nước. Nga và Venezuela đang tăng cường quan hệ quốc phòng trong những năm gần đây. Caracas đã chi hàng tỷ USD để mua 24 tiêm kích Su-30MK2, 53 trực thăng vũ trang Mi-24 và 100.000 súng trường AK từ Moskva. Ảnh: AFP

Người biểu tình xem địa chỉ truyền hình của Emmanuel Macron ở Bouguenais vào tối thứ Hai.

Áo khoác vàng" tiếp tục biểu tình dù Macron nhượng bộTổng thống Emmanuel Macron ngày 10/12 phát biểu trên truyền hình, công bố hàng loạt biện pháp nhằm xoa dịu phong trào biểu tình áo vàng. Tổng thống Pháp tuyên bố tăng lương tối thiểu cho người lao động thêm 113 USD mỗi tháng. Ông chủ Điện Elysee cũng tuyên bố ngừng triển khai gói tăng thuế nhằm vào người về hưu và miễn thuế cho các khoản tiền làm thêm ngoài giờ. Trong ảnh: Người biểu tình xem địa chỉ truyền hình của Emmanuel Macron ở Bouguenais. Ảnh: Reuters

Cảnh sát chống bạo động cố gắng loại bỏ một cuộc biểu tình của những người biểu tình
Sau bài phát biểu của Tổng thống Pháp Macron, các cuộc biểu tình vẫn diễn ra. Rào chắn vẫn xuất hiện tại các bùng binh và trạm thu phí trên khắp nước Pháp. Cho rằng những nhượng bộ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không đủ để làm dịu sự tức giận và cảm giác bất công xã hội của mình, những người "áo vàng" tiếp tục xuống đường vào cuối tuần thứ 5 liên tiếp tại Paris vào ngày thứ bảy (15/12). Trong ảnh: Cảnh sát chống bạo động cố gắng loại bỏ rào chắn của những người biểu tình áo vàng ở Aimargues, gần Montpellier, ngày 11/12. Ảnh: Reuters
Các binh sĩ quân đội Bắc Triều Tiên

Binh sĩ Hàn - Triều lần đầu đi qua biên giới: Ngày 12/12, 11 nhóm thanh sát viên của Triều Tiên đã hoàn tất công tác kiểm chứng việc phá hủy 11 trạm gác của Hàn Quốc bên phía Nam Khu phi quân sự (DMZ) và đã đi qua Đường ranh giới quân sự (MDL) để trở về Bình Nhưỡng. Trước đó, sáng cùng ngày, Hàn Quốc cũng đã cử 11 nhóm, tới kiểm chứng tại chỗ đối với việc dỡ bỏ vũ khí và rút binh sĩ tại 11 trạm gác bên phía Triều Tiên. Trong ảnh: Các binh sĩ quân đội Bắc Triều Tiên (hàng phía trên) đi qua Đường phân giới quân sự bên trong DMZ ở Cheorwon. Ảnh: Reuters

Một binh sĩ quân đội Hàn Quốc đứng gác tại đồn bảo vệ bị tháo dỡ của miền Nam bên trong Khu phi quân sự (DMZ) ở khu vực trung tâm của biên giới liên Triều ở Cheorwon.
Động thái này cho thấy thiện chí của giới chức quân sự Hàn Quốc và Triều Tiên trong việc thực hiện thỏa thuận quân sự toàn diện đạt được trước đó. Hai nước trong tháng 11 cũng hoàn thành việc dỡ bỏ 10 trạm gác mỗi bên tại DMZ gần biên giới, một phần trong thỏa thuận liên Triều nhằm xoa dịu căng thẳng. Trong ảnh: Một binh sĩ quân đội Hàn Quốc đứng gác tại đồn bảo vệ bị dỡ bỏ bên trong DMZ ở Cheorwon. Ảnh: Reuters 

Tin mới