Thế giới 7 ngày qua - những tin tức nổi bật

(Baonghean.vn) - Căng thẳng biên giới Trung - Ấn; Bán đảo Triều Tiên tiếp tục nóng; Diễn biến cuộc chiến chống IS là Philipines; Trung Quốc lập căn cứ quân sự lớn đầu tiên ở nước ngoài;... là những tin tức quốc tế nổi bật tuần qua.

1- Căng thẳng biên giới Trung - Ấn

Cuộc chiến biên giới giữa Trung - Ấn kéo dài hàng thập niên qua mà chưa có hồi kết.
Cuộc chiến biên giới giữa Trung - Ấn kéo dài hàng thập niên qua mà chưa có hồi kết. Ảnh: Internet

Sự kình địch giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng diễn ra cả trên đất liền và trên biển. Tranh chấp xảy ra tại cao nguyên Dolkam  Bhutan  nơi Trung Quốc triển khai tuyến đường gây tranh cãi. Báo chí Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với Ấn Độ. New Dehli lo ngại về sự hiện diện của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương. Căng thẳng bước sang tháng thứ 2, các binh lính của hai bên đã ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

2. Bán đảo Triều Tiên tiếp tục nóng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo phóng ICBM thứ hai. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo phóng ICBM thứ hai. Ảnh: Reuters.

Trước tuyên bố của giám đốc CIA Mike Pompeo: "Chúng ta sẽ tìm được một cách để chia tách chính quyền Triều Tiên. Tôi chắc rằng người Triều Tiên đều rất đáng yêu và muốn thấy "Kim Jong-un ra đi".

Triều Tiên thề sẽ "giáng một đòn tàn nhẫn vào trung tâm nước Mỹ bằng cây búa hạt nhân mạnh mẽ nếu Washington lật đổ lãnh đạo nước này". Mỹ nhận định: Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể biến đe dọa này thành hiện thực. Ngày 28/7, Bình Nhưỡng xác nhận thử thành công ICBM thứ hai, cho rằng đây là cảnh báo cứng rắn với Washington.

3. Tiếp tục xét xử vụ án Đoàn Thị Hương

Hai nghi phạm chính trong vụ sát hại ông Kim Chol. Ảnh tư liệu: The Star
Hai nghi phạm chính trong vụ sát hại ông Kim Chol. Ảnh tư liệu: The Star

Vụ sát hại người được cho là Kim Jong-nam - anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ngày 28/7 tại ngoại ô Kuala Lumpur  hai nghi phạm Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah được đưa tới tòa án  Shah Alam. Cả hai đều mặc áo chống đạn.

Phiên tòa bước vào phần biện hộ. Hai nghi phạm tin rằng mình vô tội. Nếu bị kết tội cả hai sẽ chịu án tử hình.200 cảnh sát được huy động bảo vệ bên ngoài tòa án. Phiên tòa kế tiếp diễn ra vào ngày 2/10.

4. Diễn biến cuộc chiến chống IS ở Philipines

Một toán vũ trang Abu Sayyaf.
Một toán vũ trang Abu Sayyaf. Ảnh: Internet

Quân chính phủ Philipines vẫn giằng co quyết liệt với IS. Trong khi đó phiến quân dùng con tin làm lá chắn sống. Ngày 27/7, Tổng thống Philipines tuyên bố dừng chiến dịch quân sự tại Marawi do lo ngại sự an toàn của  khoảng 300 dân thường đang nằm ở trong tay IS.

Sau hơn 2 tháng giao tranh có 100 binh sĩ chính phủ, 400 phiến quân khủng bố, 45 dân thường đã thiệt mạng.

5. Trung Quốc lập căn cứ quân sự lớn đầu tiên ở nước ngoài

Hình ảnh vệ tinh được Stratfor và Allsource cung cấp. Ảnh: Stratfor/Allsource.
Hình ảnh vệ tinh được Stratfor và Allsource cung cấp. Ảnh: Stratfor/Allsource.

Căn cứ quân sự của Trung Quốc đặt tại Djibouti, nằm ở vị trí chiến lược của vùng Sừng Châu Phi. Căn cứ được xây dựng kiên cố với 3 lớp bảo vệ an ninh. Có khoảng 23.000m2 không gian ngầm dưới lòng đất.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: Căn cứ này là một cách để Trung Quốc giúp mang lại hòa bình và an ninh khu vực. Còn các nhà phân tích nhận định đây là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thành lập lực lượng hải quân toàn cầu có khả năng hoạt động trên khắp thế giới, nhưng Bắc Kinh phủ nhận điều này.

6. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đệ đơn từ chức

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã đệ đơn xin từ chức vào ngày 28/7. Quyết định này được đưa ra trước những cáo buộc về việc che giấu các báo cáo ghi lại hoạt động hằng ngày của binh sĩ Nhật Bản đang tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết đã chấp thuận đề nghị từ chức. Ngoại trưởng Fumio Kishida sẽ đảm nhiệm các công việc của bà T.Inada cho tới khi Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm. Trong khi đó, các nghị sĩ đảng Dân chủ đối lập tuyên bố sẽ không cho phép bà T.Inada từ chức và yêu cầu tiếp tục điều tra làm rõ vụ bê bối nói trên.
7. Thượng viện Mỹ không thông qua dự luật thay thế Obamacare
Các Thượng nghị sĩ tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 25/7. Ảnh: EPA/TTXVN
Các Thượng nghị sĩ tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 25/7. Ảnh: EPA/TTXVN

Sáng 26/7 theo giờ Việt Nam, với 43 phiếu thuận và 57 phiếu chống (trong đó có 9 nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống), dự luật dài 142 trang nêu trên đã bị bác bỏ tại vòng bỏ phiếu đầu tiên về các dự luật thay thế Obamacare.

Theo báo cáo mới đây của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, ước tính có khoảng 22 triệu người Mỹ sẽ mất bảo hiểm y tế trong vòng 1 thập kỷ tới nếu Obamacare bị loại bỏ. 
8. Nga xem xét các phương án đáp trả Mỹ
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ngày 27/7, tờ Kommersant (Thương gia), dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga, cho biết Mátxcơva đang xem xét các biện pháp đáp trả trong trường hợp Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga. 
Các biện pháp đang được Nga xem xét bao gồm tịch thu nhà nghỉ ngoại giao của Mỹ tại Công viên Serebrianyi Bor, trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ và hạn chế số đại diện ngoại giao Mỹ tại Nga. Ngoài ra, Nga có thể chấm dứt hợp tác trong các định hướng then chốt với Mỹ, như trong giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hay việc cung cấp uranium làm giàu cho các nhà máy điện nguyên tử của Mỹ./.
Thái Bình
(Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Tin mới