Thế giới 7 ngày qua - những tin tức nổi bật

(Baonghean.vn) - Dấu hiệu tích cực trên Bán đảo Triều Tiên, nước Mỹ rúng động vì cha mẹ hành hạ 13 con ruột, Tổng thống Trump dính bê bối ngôn từ và thời tiết khắc nghiệt tại châu Âu là những tin tức quốc tế đáng chú ý trong tuần qua.
1.Dấu hiệu tích cực trên Bán đảo Triều Tiên
Quang cảnh cuộc đàm phán cấp chuyên viên của Triều Tiên - Hàn Quốc sáng 15/1. Ảnh: Yonhap
Quang cảnh cuộc đàm phán cấp chuyên viên của Triều Tiên - Hàn Quốc sáng 15/1. Ảnh: Yonhap
Sau hơn 1 năm căng thẳng leo thang tột bậc trên bán đảo Triều Tiên, cuộc đối thoại cấp cao Hàn - Triều cuối cùng cũng đã diễn ra trong bầu không khí tích cực. Kết thúc buổi họp thứ hai tại nhà Hòa Bình thuộc vùng phi quân sự (DMZ) hai bên đã nhất trí sẽ giữ liên lạc để bàn về một vòng đàm phán khác.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng sẽ tham dự Thế vận hội Mùa Đông ở Hàn Quốc diễn ra vào tháng 2 tới. Và sự kiện thể thao Olympics mùa Đông, một biểu tượng của hòa bình, là cơ hội không thể tốt hơn để hai nước bày tỏ thiện chí đối thoại.
2. Rúng động nước Mỹ: 13 con bị cha mẹ xiềng xích, cầm tù và bỏ đói trong nhà
Những đứa trẻ bị ông bà Turpin bỏ đói và hành hạ.
Những đứa trẻ bị ông bà Turpin bỏ đói và hành hạ.
Theo thông tin có được từ trang Daily Mail, cặp vợ chồng David Allen Turpin và Louise Anna Turpin đến từ Perris, bang California, Mỹ đã bị cảnh sát bắt giữ vì tội danh đe dọa và tra tấn trẻ em.

Theo điều tra của cảnh sát, có tổng cộng 13 nạn nhân trong độ tuổi từ 2 đến 29 được phát hiện tại ngôi nhà của ông bà David Allen Turpin và Louise Anna Turpi. Được biết, tất cả nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng và bị xiềng chân tay vào giường tại hiện trường đều là con ruột của cặp vợ chồng này.

3. Ông Trump "hứng bão" từ châu Phi
Chính sách cấm nhập cư của Tổng thống Trump nhằm vào các quốc gia Hồi giáo vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân Mỹ cũng như trên thế giới, gây ra làn sóng biểu tình mạnh mẽ. Ảnh: WBUR.
Chính sách cấm nhập cư của Tổng thống Trump nhằm vào các quốc gia Hồi giáo vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân Mỹ cũng như trên thế giới, gây ra làn sóng biểu tình mạnh mẽ. Ảnh: WBUR
Tuần qua, Bình luận của ông Trump về người nhập cư từ châu Phi gây ra cuộc tranh luận gay gắt trên nước Mỹ và toàn thế giới về chủ đề: Tổng thống Mỹ có phải là người kỳ thị chủng tộc?

Trong một tuyên bố, Liên Hợp Quốc cho biết khó có thể mô tả bình luận từ Trump bằng từ gì khác ngoài 'phân biệt chủng tộc'. Vatican nói ngôn từ của Trump "cực kỳ thô tục và xúc phạm". Người phát ngôn cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc Rupert Colville nói Trump đang đi ngược lại "những giá trị chung của thế giới".

Sau phiên họp khẩn tại Liên Hợp Quốc về bình luận của Trump, 54 quốc gia châu Phi đồng loạt yêu cầu ông chủ Nhà Trắng "rút lại bình luận và xin lỗi". Họ cũng gửi lời cảm ơn tới tất cả những người Mỹ đã lên án bình luận.

4.Chính phủ Mỹ đóng cửa vì không thông qua được ngân sách

Chính phủ Mỹ đóng cửa vì không thông qua được ngân sách
Tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters
Thượng viện Mỹ đêm 19/1 (tức trưa 20/1 theo giờ Việt Nam) đã không thông quan dự luật ngân sách khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa.

Theo Reuters, dự luật ngân sách chỉ nhận được 50/100 phiếu bầu- ít hơn 10 phiếu để có thể được Thượng viện thông qua. Hầu hết các nghị sĩ đảng Dân chủ phản đối dự luật này.

Những nỗ lực vào phút chót của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell và lãnh đạo phe Dân chủ Chuck Schumer đã không đem lại kết quả như mong muốn. Chính phủ Mỹ “về mặt kỹ thuật” đã đóng cửa vào nửa đêm 19/11.

5. Putin nhận được hơn 1,5 triệu chữ ký ủng hộ tranh cử tổng thống

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass.
"Chúng tôi đã thu thập được 1.503.781 chữ ký cử tri" trong hai tuần qua, Tassdẫn lời Sergei Kogogin, đồng chủ tịch nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Vladimir Putin, nói ngày 19/1. "Chúng tôi có nhiều chữ ký ủng hộ gấp 5 lần yêu cầu. Nó thể hiện sự ủng hộ rộng rãi".

Ông Kogogin cho biết số chữ ký trên được thu thập tại 76 vùng ở Nga và đã kiểm tra 40% tổng số chữ ký. Nhóm quyết định dừng thu thập vào ngày 22/1.

Theo Kogogin, "có một số trường hợp không thể chấp nhận" xảy ra trong quá trình thu thập. "Chúng tôi đã loại bỏ những chữ ký đó", ông nói và cảm ơn các tình nguyện viên đã hỗ trợ.

6. Bão mạnh nhất trong 11 năm đổ bộ vào Tây Âu

Nhiều cây lớn bật gốc trong gió bão tại Đức - Ảnh: BBC
Nhiều cây lớn bật gốc trong gió bão tại Đức. Ảnh: BBC
Cơn bão Friederike với sức gió mạnh hơn 100 km/h đổ bộ vào Đức và Hà Lan vào đêm 18/1, san phẳng nhiều tòa nhà, CNN đưa tin.

Gió lớn trong cơn bão quật ngã nhiều người trên đường phố. Ít nhất 6 người Đức thiệt mạng trong cơn bão, gồm hai lính cứu hỏa. Một tài xế 68 tuổi tử vong khi xe của ông bị thổi văng sang bên đường, cảnh sát cho biết. 

Theo Cơ quan dự báo thời tiết DWD của Đức, đây là "một trong những cơn bão mạnh nhất" kể từ khi bão Kyrill tràn vào nước này cách đây 11 năm.

7. Tai nạn giao thông thảm khốc tại Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Reuters
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Reuters
Ngày 20/1, ít nhất 7 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại bang Tây Bengal, miền Đông Ấn Độ.

7 người tử vong ngay tại hiện trường vụ tai nạn. Các nạn nhân bị thương khác đã được đưa tới bệnh viện điều trị, trong số này có ít nhất 9 người bị thương nghiêm trọng.  

Sáng cùng ngày (20/11), một tai nạn xe khách xảy ra ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ khiến 11 người thiệt mạng, 46 người khác bị thương. Hành khách đa phần là các thành viên trong nhiều gia đình đi trượt tuyết cuối tuần. 

Tin mới