Thế giới với những quan điểm khác nhau sau khi Mỹ - Anh - Pháp không kích Syria

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo, quan chức các nước đã đưa ra các quan điểm khác nhau về cuộc không kích của Mỹ và đồng minh vào Syria ngày 14/4.
1. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại rằng tình trạng bạo lực leo thang chỉ khiến người dân sinh sống tại Syria thêm đau khổ. “Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế trong những tình huống nguy hiểm như thế này và tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng”, ông Guterres nói.
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại rằng tình trạng bạo lực leo thang chỉ khiến người dân sinh sống tại Syria thêm đau khổ. “Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế trong những tình huống nguy hiểm như thế này và tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng”, ông Guterres nói.
 2. Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cuộc tấn công của liên quân Mỹ-Anh-Pháp là hành động gây hấn, khiến tình trạng thảm họa nhân đạo ở Syria ngày càng trở nên trầm trọng hơn và “ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế”. Ông chủ Điện Kremlin cũng cho biết Moscow đang kêu gọi triệu tập một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về cuộc tấn công tại Syria vừa qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cuộc tấn công của liên quân Mỹ-Anh-Pháp là hành động gây hấn, khiến tình trạng thảm họa nhân đạo ở Syria ngày càng trở nên trầm trọng hơn và “ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế”.
3. Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei
Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei gọi cuộc không kích của liên quân Mỹ-Anh-Pháp nhằm vào Damascus là một “tội ác” còn “Tổng thống Mỹ, Pháp và Thủ tướng Anh là những tội phạm”.
Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei gọi cuộc không kích của liên quân Mỹ-Anh-Pháp nhằm vào Damascus là một “tội ác” còn “Tổng thống Mỹ, Pháp và Thủ tướng Anh là những tội phạm”.
4. Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mọi hành động quân sự đơn phương không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua đều vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời cho rằng giải pháp chính trị là biện pháp thực tế duy nhất để giải quyết vấn đề Syria. “Chúng tôi luôn phản đối việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; luôn tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước”, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mọi hành động quân sự đơn phương không được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua đều vi phạm luật pháp quốc tế. “Chúng tôi luôn phản đối việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; luôn tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước”, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu.
5.  Bộ Ngoại giao Iraq
Iraq thì cho rằng cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ, Anh, Pháp nhằm vào Syria có thể tạo cơ hội cho khủng bố “trỗi dậy” trong khu vực. “Hành động như vậy có thể tạo ra những hậu quả nguy hiểm, đe dọa đến an ninh và ổn định của khu vực”, trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iraq.
Iraq thì cho rằng cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ, Anh, Pháp nhằm vào Syria có thể tạo cơ hội cho khủng bố “trỗi dậy” trong khu vực. “Hành động như vậy có thể tạo ra những hậu quả nguy hiểm, đe dọa đến an ninh và ổn định của khu vực”, trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iraq. Trong ảnh: Tên lửa phòng không xuất hiện trên bầu trời thủ đô Syria vào rạng sáng 14/4 khi Mỹ mở cuộc tấn công vào nhiều vùng ở thủ đô Damascus.

6. Thủ tướng Anh Theresa May

Bà Theresa May:
Bà Theresa May: "Anh đã xác định và phối hợp tấn công để tiêu hủy kho vũ khí hóa học và ngăn cản chính quyền nước này sử dụng chất độc lên dân thường." "Chúng tôi rất tự tin về sự thành công (của đợt không kích)". Bà May khẳng định cuộc tấn công là nhằm đáp trả vụ tấn công hóa học xảy ra tại Douma tuần trước khiến "những gia đình vô tội đang tìm nơi trú ẩn" thiệt mạng.
 7. Thủ tướng Đức Angela Merkel 
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng cuộc không kích nhằm vào Syria là “phản ứng cần thiết và phù hợp” sau cáo buộc Damascus là thủ phạm tấn công hóa học ở thị trấn Douma.
Ngược lại, Thủ tướng Đức Angela Merkel lại cho rằng cuộc không kích nhằm vào Syria là “phản ứng cần thiết và phù hợp” sau cáo buộc Damascus là thủ phạm tấn công hóa học ở thị trấn Douma.
 8. Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định không kích Syria của Mỹ, Anh và Pháp. Trước đó, nhà lãnh đạo Canada bác bỏ khả năng nước này tham gia cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria. Đồng thời, Thủ tướng Trudeau nói thêm, Canada sẽ tiếp tục điều tra nghi án sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và những kẻ đứng sau vụ việc “sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp”.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định không kích Syria của Mỹ, Anh và Pháp. Trước đó, nhà lãnh đạo Canada bác bỏ khả năng nước này tham gia cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria. Đồng thời, Thủ tướng Trudeau nói thêm, Canada sẽ tiếp tục điều tra nghi án sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và những kẻ đứng sau vụ việc “sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp”.
 9. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp nên được ủng hộ vì nó có thể ngăn ngừa một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học (của chính phủ Syria) vào dân thường trong tương lai.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng cuộc tấn công của Mỹ, Anh, Pháp nên được ủng hộ vì nó có thể ngăn ngừa một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học (của chính phủ Syria) vào dân thường trong tương lai.
10. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ
Tên lửa trên bầu trời thủ đô Damascus vào rạng sáng 14/4. Ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ cuộc không kích chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, gọi đây là "phản ứng thích hợp". Ankara cho rằng, cuộc tấn công chất độc hóa học vào dân thường ở Douma vào tuần trước là "tội ác chống lại loài người" và phải bị trừng phạt. Trong ảnh: Tên lửa trên bầu trời thủ đô Damascus vào rạng sáng 14/4. Ảnh: Reuters


Tin mới