Thiền đúng cách để có giấc ngủ ngon và sâu

Thiền không trực tiếp làm bạn đẹp hơn nhưng là một phương pháp giúp khí lực và tinh thần hợp nhất, tạo thêm nghị lực để loại bỏ muộn phiền, lo lắng, từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon và trẻ đẹp hiệu quả.
 Thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon và trẻ đẹp hiệu quả.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, giấc ngủ sâu giúp huyết quản dưới da giãn nở và bổ sung dinh dưỡng, oxy cho làn da. Đồng thời, khi chúng ta ngủ, các hormone sinh trưởng được tiết ra nhiều hơn bình thường, giúp tái tạo làn da và giữ da luôn trắng sáng, khỏe mạnh.
Ngủ sâu và ngon giấc còn khiến quá trình lão hóa da diễn ra chậm hơn, giúp bạn luôn tươi trẻ. Vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu ngủ chính là nguyên nhân chính gây ra nếp nhăn, béo phì,…
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, mất ngủ đang trở thành một căn bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính. Mất ngủ có nhiều nguyên nhân như đặc thù công việc, lo lắng, căng thẳng,… lâu dần sẽ khiến cơ thể giảm sức đề kháng, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn và là nguyên nhân khiến tình trạng thừa cân, béo phì tăng nhanh.
Muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều trị mất ngủ hay tăng cường sức khỏe bằng thiền, bạn cần phải cần có 2 yếu tố. Đó là sự kiên trì và tập trung tư tưởng. Nghĩa là bạn phải dùng hết ý chí, nghị lực của mình để luyện đi luyện lại và đừng thấy nản mà bỏ cuộc.
Muốn đạt hiệu quả cao nhất trong thiền, hãy kiên trì và tập trung tư tưởng
Muốn đạt hiệu quả cao nhất trong thiền, hãy kiên trì và tập trung tư tưởng
 Cách tập thiền trị mất ngủ
Theo nhiều sách vở và chuyên gia khí công thì tư thế phù hợp nhất để thiền chính là tư thế hoa sen hay còn gọi là Ngọa thiền. Vơi tư thế này, bạn hãy ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng tay lần lượt kéo bàn chân phải đặt lên đùi trái và bàn chân trái đặt lên đùi phải. Đưa gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa.
Đối với người chưa quen có thể ngồi xếp bằng thông thường, cằm hơi cúi để giữ cột sống cổ, lưng thẳng, đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt lên hai đùi hoặc đang chéo trước bụng, cơ bắp thư giãn và mắt nhắm lại.
Tư thế này giúp tạo sức ép lên phần dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng đường khí dọc cột sống và kiểm soát hệ thần kinh.
Tập trung tư tưởng khi thiền

Theo học thuyết Paplop, khi chúng ta tập trung gây ức chế thần kinh ở vùng hoặc một điểm ở vỏ não thì sẽ lan tỏa và gây ức chế toàn bộ vỏ não. Do đó, điểm quan trọng nhất của thiền chính là tập trung tư tưởng vào một điểm hay một hình ảnh nào đó để dần đạt đến tình trạng trống rỗng trong tâm trí.

Bạn có thể chọn một điểm nào đó trên cơ thể hoặc hình ảnh tĩnh nào đó để hướng toàn bộ tâm trí đến một trang thái tập trung cao độ nhất. Bạn có thể chọn một điểm ở vùng dưới cơ thể, điều này sẽ khiến khí quyết lưu thông xuống phía dưới và làm nhẹ áp lực vùng đầu, giúp bạn dễ nhập tĩnh hơn.

Những ai mới tập hay khó tập trung thì hãy kiểm soát tâm trí chặt chẽ bằng cách kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung vào huyệt đan điền (huyệt này cách dưới rốn khoảng 3 cm). Theo đó, bạn tập trung quan sát sự chuyển động lên xuống của bụng dưới theo hơi thở nhằm tạo quán tính thở sâu và giúp phát sinh nội khí ở đan điền. Có thể bạn sẽ phân tán tư tưởng, nhưng đừng quá lo lắng, chỉ cần cố gắng tập trung trở lại sau đó là được.

Sau khi thiền xong, bạn chỉ cần làm một số động tác để cơ thể không bị tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường khi đứng dậy như buông thỏng chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay hông và cổ, massage nhẹ nhàng tay và chân,…

Để phòng và điều trị mất ngủ, bạn nên tập thiền 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Để phòng và điều trị mất ngủ, bạn nên tập thiền 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Một số lưu ý khi tập thiền:
 Để phòng và điều trị mất ngủ, bạn nên tập thiền 1 đến 2 lần mỗi ngày. Lúc đầu khoảng 15 phút và tăng dần theo từng ngày.

Ban đầu, đầu óc bạn thường khó đi vào trạng thái tĩnh tâm, nhưng khi não bộ đã ghi nhận thói quen ngồi thiền thì bạn chỉ cần ngồi vào tư thế, nhắm mắt và thư giãn cơ bắp. Lúc này những phản xạ có điều kiện sẽ được hình thành giúp bạn nhanh tập trung vào trạng thái thiền định hơn. Nói chung là bạn phải kiên trì và có quyết tâm.

Ngoài ra, để ngủ ngon và sâu giấc, bạn phải tâm niệm 2 điều. Thứ nhất, giường là chỗ để ngủ và yêu đương, không phải chỗ để làm việc. Thứ 2, khi lên giường là để ngủ và nhất định sẽ ngủ được

Tin mới