Thói quen xấu cần tránh khi cầm lái

Mất tập trung, phóng nhanh vượt ẩu, phanh gấp, sử dụng điện thoại… là những thói quen xấu cần tránh khi cầm lái.

Có rất nhiều thói quen xấu khi lái xe ô tô đã gây ra không ít những mối nguy hiểm và sự khó chịu cho những người đi đường. Sau đây là một số thói quen xấu khi cầm lái cần tránh để giảm thiểu rui ro khi lưu thông trên đường.

Mất tập trung

Nói chuyên điện thoại, nhắn tin, ăn vội vàng trên xe hoặc làm một việc khác ảnh hưởng đến việc lái xe đều sẽ là những thói quen không tốt, tiềm ẩn nguy cơ va chạm hoặc tai nạn rất cao. Ngoài ra, sự xuất hiện của điểm mù đối với người lái lại là một điều không hề dễ chịu chút nào, bởi vì chỉ cần một phút giây thiếu tập trung quan sát thì sẽ phải trả cái giá khá đắt.

Phóng nhanh vượt ẩu

Đây là một thói quen không tốt và quá nguy hiểm, như bạn cũng biết đường phố ở Việt Nam không quá rộng để bạn lái xe với tốc đọ quá nhanh, như thế sẽ rất nguy hiểm cho những người cùng lưu thông trên đường và nhất là đối với bản thân mình. Hãy dành thêm thời gian và cẩn thận trong mỗi lần phanh, thay đổi làn đường, rẽ ngang và quay xe. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi lần bị trượt bánh, hãy luôn nhớ phải nhìn về hướng bạn muốn tới và cố lái về hướng đó.

Phanh gấp

Trượt bánh xảy ra khi bạn phanh quá gấp và một hay nhiều bánh xe dừng đột ngột, hay bạn đã ấn quá mạnh lên chân ga làm cho các bánh xe quay quá nhanh. Khi quay xe, hãy sử dụng các loại đồng hồ chỉ báo của bạn. Dù thời tiết xấu hay tốt, các loại đồng hồ được thiết kế trên xe là có mục đích và sẽ giúp mọi người quanh bạn an toàn hơn trên đường.

Say rượu bia

Lái xe trong tình trạng uống nhiều bia rượu, các chất có cồn hoặc sử dụng chất kích thích quá liều cũng là nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lái xe, mà thậm chí còn làm hao mòn sức khỏe và tinh thần của người lái.

Điều cần làm duy nhất là người lái nên tự biết kiểm soát việc sử dụng các chất gây hại như trên, đồng thời nếu nhận thấy bản thân không đủ tỉnh táo để cầm lái thì nên dừng lại nghỉ ngơi, hoặc cần một sự giúp đỡ khác.

Vừa lái xe vừa dùng điện thoại di động

thoi quen xau can tranh khi cam lai hinh 0
Không nên vừa lái xe vừa dùng điện thoại di động
 

Sử dụng điện thoại di động khi lái xe tạo nguy cơ tai nạn cao không kém uống rượu bia. Không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, những tài xế vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại còn ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông khác.

Không thắt dây an toàn

Trong những trường hợp va chạm bất ngờ, ngoài túi khí ra thì dây đai an toàn sẽ là yếu tố then chốt để cứu lấy mạng sống của người ngồi trên xe.

Một số người sẽ có thói quen chủ quan vì khoảng cách di chuyển không bao xa nên đeo dây đai an toàn gần như không cần thiết và tốn công, nhưng chính sự thiếu ý thức này mà đã dẫn đến những hệ quả không lường trước được.

Bám đuôi hoặc muốn vượt xe khác

Tính hiếu thắng, thô lỗ, không màng đến nguy hiểm đều là những tật xấu của không ít tài xế mắc phải, nhưng dường như nó không hề dừng lại mà còn xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn.

Hệ thống cảnh báo an toàn, phân chia làn đường phù hợp, hỗ trợ từ tín hiệu giao thông là những phương pháp áp dụng cho nhiều phương tiện khi lưu thông, nhưng tình trạng bám đuôi hoặc muốn vượt mặt xe khác trong điều kiện mất an toàn vẫn liên tiếp diễn ra, dẫn đến biết bao tai nạn thương tâm và đáng tiếc.

Đi chậm lại, dừng đúng thời điểm và giữ một khoảng cách an toàn chính là cách đem đến hạnh phúc cho nhiều người, đặc biệt là chính bản thân người cầm lái.

Không vệ sinh xe sạch sẽ

Điều gì sẽ xảy ra khi tham gia giao thông, chiếc xe của bạn bị bùn đất của ôtô khác bắn vào? Bạn có thể sẽ bị giới hạn tầm nhìn trong một thời gian ngắn. Ở một số quốc gia, việc không vệ sinh xe sạch sẽ cũng bị coi là phạm pháp. Vì vậy, hãy dành ra 5 phút để vệ sinh chiếc xe của mình trước khi lên đường. Không chỉ tự tin hơn, bạn còn tránh gây ảnh hưởng đến các phương tiện xung quanh.

Để quá nhiều thứ trên mặt taplo

Khi phải phanh gấp, nhiều thứ linh tinh đặt phía trước taplo sẽ bay thẳng vào mặt bạn khiến bạn thêm cuống quít và nguy hiểm hơn mà thôi. Mặt taplo của xe không phải giá sách để có thể vứt đủ thứ lên đó.

Luôn bật đèn chiếu xa

Lái xe ban đêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì tầm nhìn bị hạn chế. Tầm nhìn càng hẹp thì khả năng điều khiển của bạn càng bị giới hạn. Vì vậy, nhiều người đã chọn phương án luôn luôn bật đèn chiếu xa hết công suất.  Hãy thử mường tượng cảnh một luồng ánh sáng mạnh gấp hàng trăm nghìn lần ánh nến rọi thẳng vào võng mạc của bạn? Đó không đơn giản chỉ là sự làm phiền nhỏ nữa rồi. Thay vào đó, khả năng lái xe an toàn của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ

thoi quen xau can tranh khi cam lai hinh 1
Vị trí đúng phải là 9 giờ và 3 giờ

Ví thử vô lăng như mặt chiếc đồng hồ, thì các vị trí ôm vô lăng 10 giờ và 2 giờ không chỉ sai do một thói quen cầm lái mà còn hết sức nguy hiểm. Nếu chẳng may túi khí nổ khi xảy ra va chạm, lực nổ có thể làm gẫy các ngón tay. Vị trí đúng phải là 9 giờ và 3 giờ.

Bật đài trong xe quá lớn

Âm nhạc hoặc radio trong xe để phục vụ hành khách là chính, âm thanh chỉ vừa đủ nghe bởi những tiếng động ngoài mặt đường vọng vào có ý nghĩa với lái xe hơn là âm nhạc. Tiếng phanh gấp của xe chạy trước hoặc tiếng còi hú xe cấp cứu phía sau cần được bạn nghe rõ càng sớm càng tốt.

Bỏ qua thời tiết

Nếu hạn chế tốc độ nằm ở nhận thức của người lái thì yếu tố thời tiết lại có nhiều điều khó lường, khách quan hơn mà không ít người đã dễ dàng bỏ qua.

Một cơn mưa giông lớn hay bão dự kiến sắp tới, thậm chí khi trời nóng ran trên đường lại là những điều kiện thời tiết không hề dễ chịu khi lái xe cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn khi lưu thông. Cho nên, điều bạn cần làm là hãy theo dõi thời tiết và chọn thời điểm, hướng đi phù hợp trước khi xuất hành./.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN

Tin mới