Hồ Chí Minh và chặng đường hình thành nền báo chí cách mạng Việt Nam

(Baonghean.vn) - Nhìn lại chặng đường hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã sớm thấy vũ khí đắc lực cho cách mạng là báo chí. Người sử dụng triệt để, thành thạo, sắc bén báo chí vào làm phương tiện chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nhà báo vĩ đại của nền báo chí Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nhà báo vĩ đại của nền báo chí Việt Nam.

Trải qua gần 60 năm hoạt động cách mạng, sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng đồ sộ, với hơn 2.000 bài báo các loại, gần 300 bài thơ, gần 500 tranh truyện và ký. Người cùng sáng lập ra 9 tờ báo: Báo Người cùng khổ (Le Paria năm 1922), báo Quốc tế Nông dân (1924), báo Thanh Niên (1925), báo Công Nông (1925), báo Lính Kách mệnh (1925), báo Thân Ái (1928), Tạp chí Đỏ (1930), báo Việt Nam Độc lập (1941), báo Cứu quốc (1942)...

Sau Cách mạng Tháng Tám, Người tiếp tục cộng tác, tổ chức và cho ra đời một số tờ báo mới. Ngày 7/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đài phát thanh Quốc gia (nay là Đài Tiếng nói Việt Nam). Ngày 19/9/1945, Hãng tin Quốc gia (nay là Thông tấn xã Việt Nam) cũng được thành lập. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 2/1951, báoSự Thật (tiền thân của báo Nhân Dân).

Trong hoạt động báo chí Người đã sử dụng 150 bút danh, viết báo bằng nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Hán, Việt…, đăng trên nhiều báo, tạp chí ở trong nước và ngoài nước. 

Lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến báo chí.
Lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến báo chí.

Từ năm 1919 - 1930 hoạt động báo chí của Người tập trung vào hai chủ đề chính là tố cáo, lên án sự thối nát bất công vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân và chế độ thống trị của chúng đối với các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Người đã viết "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam" đăng trên tờ báo Nhân Đạo (L’Humanite). Năm 1921, Người tổ chức ra "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa" và sáng lập ra tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria).

Từ năm 1930 đến 1945, hoạt động báo chí của Người đi vào bí mật. Những bài báo của Người được lấy nhiều bút danh khác nhau, tháng 8/1941, Người sáng lập ra tờ “Việt Nam độc lập” gọi tắt là Việt Lập để tuyên truyền, cổ động và tổ chức nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn vào các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Giai đoạn này, đánh dấu một mốc son quan trọng nhất cho sự ra đời một quốc gia độc lập. Năm 1945, trong không khí chiến thắng của cách mạng Tháng Tám (19/8/1945), ngày 2/9/1945, Người đã viết và đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được công bố toàn thế giới về một quốc gia độc lập.

Bác Hồ làm việc với báo Sự thật tại Việt Bắc.
Bác Hồ làm việc với báo Sự thật tại Việt Bắc.

Từ năm 1945 đến 1954, hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp từ 1946 – 1954. Tác phẩm của Người nhiều về số lượng, đa dạng về thể loại. Người đã viết tập sách như: “Sửa đổi lề lối làm việc” (1947), “Cần kiệm liêm chính” (1949). Người cũng viết khoảng hơn 135 bài cho báo Cứu quốc - cơ quan tuyên truyền cổ động của Tổng bộ Việt Minh. Từ năm 1947 đến 1950, Bác Hồ viết khoảng 24 bài cho báo Sự thật (nay là Báo Nhân Dân).

Từ năm 1954 đến 1969, Người viết hàng trăm bài báo đăng trên các báo và tạp chí trong và ngoài nước, chủ yếu là báo Nhân Dân (với bút danh là Trần Lực, Chiến sỹ...). Cũng trong giai đoạn này Người đã viết một số tác phẩm cho các báo của Liên Xô như “Tình hữu nghị vô sản thắng lợi”, “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, “Lênin người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam” và nhiều tác phẩm khác. 

Bác Hồ thăm và chúc Tết cán bộ phóng viên Báo Nhân Dân năm 1957.
Bác Hồ thăm và chúc Tết cán bộ phóng viên Báo Nhân Dân năm 1957.

Năm 1960, Người viết bài "Ba mươi năm hoạt động của Đảng" đăng trên tạp chí nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng. Thời kỳ này, Người còn viết nhiều bài cho các báo xuất bản ở Liên Xô và một số quốc gia khác.

Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp với báo chí cách mạng Việt Nam. Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959, Hồ Chí Minh coi mình là người có duyên nợ với báo chí, duyên nợ ấy chính là làm báo nhằm mục đích: “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến, địa chủ, truyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. 

Hồ Chủ tịch tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam (9-1962)
Hồ Chủ tịch tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam (9-1962)

Cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại hệ thống quan điểm, tư tưởng về con người, cách mạng, thời đại, nhân dân, kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và di sản báo chí cũng không nằm ngoài tư tưởng của Người. Di sản đó cũng thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của một nhà báo cách mạng lớn. Đó chính là “tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam”.

Thái Bình (Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới