"Phải 'đánh' mạnh, đừng để người tham nhũng bỏ trốn khi bị phát hiện"

GS Phạm Thị Trân Châu: “Phải có những quy định, biện pháp thích hợp, nếu không thì những người tham nhũng sẽ trốn hết khi bị phát hiện”

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân trong quý 3/2016 cho biết, nhân dân đồng tình đánh giá cao quyết tâm của Đảng, Nhà nước tập trung chỉ đạo việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, đưa ra xét xử các vụ án lớn như vụ tham nhũng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng xây dựng. Nhân dân đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan cố tình tiếp tay cho các cá nhân vi phạm, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý điều hành của Nhà nước.

Tham nhũng thường gắn với các nhóm lợi ích

Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, qua việc lấy chỉ số hài lòng của nhân dân về quản trị hành chính công, thì vấn đề chống tham nhũng là một trong những vấn đề được nhân dân quan tâm.

Theo ông Thường cần sửa Luật Phòng chống tham nhũng làm sao phải có cơ chế, chính sách mới để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng. Tham nhũng hiện nay gắn với các nhóm lợi ích, vì vậy phải làm sao không để các nhóm lợi ích liên kết với nhau.

“Luật phải thể hiện được quan điểm như thế, không thể duy trì cấu kết của các nhóm lợi ích. Hiện nay, tham nhũng gắn với các nhóm lợi ích làm nhân dân rất bức xúc”- ông Thường nói.

Ông Vũ Trọng Kim
Ông Vũ Trọng Kim


GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam “trước đổi mới hoặc trong thời kỳ đổi mới thì còn phát hiện ra quan chức tha hóa, nhưng từ khi phát động phong trào chống tham nhũng thì việc phát hiện ra người tha hóa lại rất khó. Các vụ án trọng điểm về chống tham nhũng chỉ phát hiện ở doanh nghiệp là chính, 6 vụ án trọng điểm tới đây cũng là liên quan đến doanh nghiệp. Nhưng người nào giúp sức cho doanh nghiệp lợi dụng để tham nhũng lại không tìm ra”.Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, chống tham nhũng phải theo tinh thần sắc lệnh chống tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Năm 1947, Bác Hồ đã có sắc lệnh về việc này. Bây giờ nếu chỉ cho rằng tham nhũng chỉ có quan chức, thì không phải vậy mà các thành phần khác trong nhân dân cũng tham nhũng. Những thành phần bên ngoài móc nối để tham nhũng. Ví dụ, trốn thuế cũng phải được coi là tham nhũng, vì đó là tiền bạc của nhân dân. Vì thế đối tượng của tham nhũng phải mở rộng”.

Phải có chế tài mạnh không thì quan chức tham nhũng sẽ bỏ trốn hết

Theo ông Vũ Trọng Kim, hình phạt cho đối tượng tham nhũng hiện nay cũng chưa đủ tính răn đe. Phải phạt thật nặng những đối tượng tham nhũng cũng như như tòng phạm, có thể học hỏi bài học thời trước là phạt gấp 2 tài sản tham nhũng, những người tòng phạm cũng phạt nặng như người tham nhũng. “Bây giờ tính răn đe của chúng ta chưa đủ mạnh. Vì thế phải tăng cường chế tài xử phạt, như vậy mới đủ sức răn đe”. 

Ông Đỗ Duy Thường cũng đề xuất giải pháp kê khai tài sản, thu nhập phải thay đổi. Hiện nay chỉ khi bầu cử thì mới kê khai, sau đó lại thôi. Báo cáo trên 1 triệu người kê khai thì chỉ phát hiện mấy người vi phạm. Như vậy dân không tin. Đi đâu dân cũng yêu cầu phải công khai lương, thu nhập, tài sản của cán bộ. Dân hỏi sao lương thấp thế mà cán bộ giàu thế. Vì vậy, phải công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ. 

“Nếu chỉ kê khai theo lương thì không có vấn đề gì cả, thu nhập ngoài lương mới là vấn đề quan trọng. Nhân dân rất quan tâm đến việc này. Hiện nay chúng ta chưa có biện pháp gì để chống tham nhũng một cách hiệu quả. Vì thế, cùng với việc sửa luật phòng chống tham nhũng, thì phải sửa đồng bộ các luật khác đang còn nhiều sơ hở để tham nhũng phát sinh, như Luật Đầu tư, các vấn đề về thuế, tài chính, xuất nhập khẩu…”- ông Thường nói.

Theo GS Trần Ngọc Đường, đối tượng tham nhũng là quan chức nhà nước là cực kỳ quan trọng, tìm ra được đối tượng này thì doanh nghiệp sẽ phát triển, xã hội sẽ có lợi. Phải tập trung đánh vào đối tượng nắm chức, nắm quyền. “Ví dụ tham nhũng trong dự án, thì người xét dự án, cấp dự án là những đối tượng cụ thể. Vì thế phải xác định lại đối tượng tham nhũng một cách chính xác mà tập trung hơn”.

GS Phạm Thị Trân Châu
GS Phạm Thị Trân Châu


“Những người tham nhũng là những người có chức, có quyền. Phải có những quy định, biện pháp thích hợp, nếu không thì những người tham nhũng sẽ trốn hết khi bị phát hiện”- GS Phạm Thị Trân Châu lo lắng./.GS Phạm Thị Trân Châu, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cũng cho rằng, nhân dân lo lắng về việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, vậy “chúng ta có nên đưa vụ việc trên vào Báo cáo của MTTQ để tới đây báo cáo trước Quốc hội không? Tôi nghĩ chúng ta đưa vào thì sẽ thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt hơn”.

Theo VOV.VN

TIN LIÊN QUAN

Tin mới