Thu tiền tỷ từ kinh doanh nhà vệ sinh công cộng ở Đức

(Baonghean.vn) - Ở nước Đức, có một công ty khá đặc biệt khi cung cấp nhà vệ sinh miễn phí để thu lợi nhuận, không những vậy, còn thu về tới 753 tỷ đồng mỗi năm. Vậy công ty này đã thu lợi nhuận như thế nào? Làm sao có thể biến các nhà vệ sinh dơ bẩn thành cái “máy” kiếm tiền?

» Để nhà vệ sinh công cộng 'thoải mái như ở nhà'

 » TP.Vinh gắn nhà vệ sinh công cộng với quán cà phê
 

Đức luôn được đánh giá là một trong những đất nước biết kiếm tiền nhất thế giới, thậm chí ngay cả nhà vệ sinh công cộng cũng được nhiều người nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể kiếm được bộn tiền. Tại Đức, bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào cũng có thể nhận thầu và kinh doanh nhà vệ sinh công cộng.

Doanh nhân Hans Wahl đã lựa chọn kinh doanh nhà vệ sinh công cộng tại Berlin, Đức. Đây là mảng kinh doanh bị bỏ ngỏ. Ảnh: Bloomberg
Doanh nhân Hans Wahl đã lựa chọn kinh doanh nhà vệ sinh công cộng tại Berlin, Đức. Đây là mảng kinh doanh bị bỏ ngỏ. Ảnh: Bloomberg

Đây không phải là một lĩnh vực thương mại hấp dẫn. Chính phủ nước Đức có chính sách mở rộng số lượng nhà vệ sinh, cứ 500m phải có một nhà vệ sinh công cộng. Toàn bộ các nhà vệ sinh công cộng ở thành phố phải đáp ứng từ 500 đến 1.000 người. Do đó, cần phải xây dựng nhiều nhà vệ sinh. Đây là nhu cầu của người dân.

Kinh doanh nhà vệ sinh công cộng là một công việc khó nhọc và nhàm chán, địa điểm thì phân tán, chi phí xây dựng và bảo vệ rất cao. Do đó, nhiều người không lạc quan lắm về mô hình kinh doanh này, trong khi đó cũng rất khó tăng phí thu.

Thế nhưng, ông Hans Wahl là một doanh nhân rất sáng tạo và có đầu óc kinh doanh, ông đã đưa ra ý kiến rằng: miễn là chính phủ Đức cấp quyền kinh doanh cho ông hứa sẽ cung cấp dịch vụ vệ sinh công cộng miễn phí toàn thành phố Berlin. 

Quảng cáo ở bên ngoài tường nhà vệ sinh công cộng ở Đức.
Quảng cáo ở bên ngoài tường nhà vệ sinh công cộng ở Đức.

Chính phủ Đức thấy điều kiện đưa ra khá phù hợp, do đó đã chấp thuận. Năm 1990, ông đã giành được quyền khai thác các nhà vệ sinh ở thủ đô Berlin. Các đối thủ cạnh tranh khác nghĩ rằng anh chàng thanh niên này mất trí rồi, miễn phí ư? Dựa theo cách tính phí 0,5 euro một người/một lượt, có thể thấy rằng, mỗi giờ thiệt hại 100.000 euro tại Berlin.

Vậy thì ông  Hans Wahl đã thu lợi nhuận bằng cách nào? Đầu tiên, ông biến toàn bộ tường nhà vệ sinh thành các bức tường quảng cáo, thu hút một làn sóng khách hàng lớn, như Nokia, Apple, Chanel, điều này khiến mọi người không ngờ tới.

Thứ hai, nhà vệ sinh trở thành địa điểm du lịch của thành phố. Miễn là bạn đến du lịch ở Berlin, du khách sẽ có “tour du lịch toilet” để chiêm ngưỡng loại hình nhà vệ sinh công cộng mới mẻ, độc đáo. Đây cũng là cách quảng bá cho “dịch vụ” của Hans Wahl.

Trong các nhà vệ sinh này thậm chí còn lắp đặt trang bị để người chơi có thể thoải mái chơi game trong lúc... đi vệ sinh, bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng chúng để xem phim.
Trong các nhà vệ sinh ở Đức thậm chí còn lắp đặt trang bị để người chơi có thể thoải mái chơi game trong lúc... đi vệ sinh, bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng chúng để xem phim.

Thứ ba là phát hành phiếu giảm giá. Ông Hans Wahl hợp tác với nhiều nhà hàng có nhu cầu quảng bá thương hiệu. Mỗi người khi đi vệ sinh sẽ nhận được một phiếu giảm giá, chương trình giảm giá đồ ăn. Tận dụng tới mối liên kết giữa nhà hàng và nhà vệ sinh. 

Thứ tư là quảng cáo qua giấy vệ sinh. Các quảng cáo được in lên giấy vệ sinh, với người dân Đức có thói quen đọc báo trong nhà vệ sinh. Bạn chắc chắn sẽ nhìn quảng cáo trên giấy vệ sinh đang cầm trong tay.

Nhờ vậy mà lợi nhuận thu về hàng năm từ quảng cáo của ông Hans Wahl vào khoảng 753 tỷ đồng. Mô hình kinh doanh nhà vệ sinh công cộng của ông cũng được công nhận là công ty kinh doanh sáng tạo nhất. Hiện ông Hans Wahl đang không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển sang các quốc gia khác.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới