Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có trọng tâm, trọng điểm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các địa phương lựa chọn danh mục đầu tư các dự án trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các dự án có tính khả thi. 

Sáng 29/6, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì điểm cầu chính. Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Toàn cảnh điểm cầu tỉnh Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng

Toàn cảnh điểm cầu tỉnh Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng

Đời sống đồng bào dân tộc ngày càng được nâng cao

Tính đến cuối tháng 6 năm 2022, cả nước có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III.

6 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng; an sinh xã hội được đảm bảo, đồng bào các dân tộc thiểu số tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Các hoạt động văn hóa, lễ hội và du lịch diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia, tạo không khí phấn khởi, vui tươi. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số cơ bản ổn định. Đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng

Đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Phạm Bằng

Chính sách dân tộc được thực hiện xoay quanh các nội dung: Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025; Chính sách đối với người có uy tín; Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025; Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số; Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025.

Bên cạnh đó, có 19 địa phương còn ban hành 55 chính sách đặc thù riêng, liên quan đến các lĩnh vực như: phát triển sản xuất nông nghiệp; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tạo nguồn, phát triển nguồn nhân lực... Những chính sách được các tỉnh ban hành nhằm hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bình đẳng giữa các vùng, dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, các địa phương Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Bắc Kạn, Sóc Trăng... đã báo cáo những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm; nêu lên nhiều vướng mắc, khó khăn trong thực hiện các chính sách về công tác dân tộc.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình bày về Chương trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời đề nghị ngành Dân tộc tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hành động về chuyển đổi số cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả cao nhất

Kết luận hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2022. Đối với lĩnh vực công tác dân tộc và chính sách dân tộc, cơ quan làm công tác dân tộc các cấp tập trung quán triệt, triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc liên quan đến công tác dân tộc. Nắm chắc tình hình đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương xử lý, đảm bảo an dân.

Quan tâm kiện toàn bộ máy theo các đề án, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, đảm bảo số lượng, cơ cấu tổ chức, gắn với đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ; phát huy tốt vai trò uy tín của già làng, trưởng bản, người có uy tín để tăng cường quan hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng, Chính quyền.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Tăng cường công tác phối hợp thông qua các quy chế giữa các cấp, các ngành về tình hình công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của địa phương bằng nhiều hình thức trong việc thực hiện nhiệm vụ. Việc phối hợp tránh hình thức, xác định người chịu trách nhiệm, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, có sản phẩm cụ thể. Tăng cường củng cố tổ chức bộ máy, gắn liền với việc nắm chắc tình hình, tổng hợp, phân tích và báo cáo kịp thời, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng yêu cầu Ban dân tộc các tỉnh, thành hệ thống hoá về công tác chuyển đổi số; mỗi đồng chí làm công tác dân tộc phải thấm nhuần chủ trương, nhận thức đầy đủ, tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để thực hành trong thực tiễn. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến trụ cột xã hội số để phục tốt hơn đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, các tỉnh, thành cần lựa chọn danh mục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các dự án có tính khả thi. Ảnh tư liệu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, các tỉnh, thành cần lựa chọn danh mục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các dự án có tính khả thi. Ảnh tư liệu

Nhấn mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là vấn đề lớn, có tính chất chiến lược, đồng chí Hầu A Lềnh cho biết, đến thời điểm này các văn của của Trung ương cơ bản hoàn thành. Đối với các vấn đề bất cập, Ủy ban Dân tộc sẽ tổng hợp, trả lời rõ ràng những nội dung thuộc thẩm quyền, nội dung nào vượt thẩm quyền sẽ báo cáo và xin hướng giải quyết.

Để đảm bảo giải ngân tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng, các tỉnh, thành cần lựa chọn danh mục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các dự án có tính khả thi. Phải có kế hoạch cụ thể, rà soát kỹ, xử lý dứt điểm từng dự án nhằm đạt mục tiêu giải ngân vốn. Các tỉnh, thành rà soát nhu cầu vốn vốn cho năm 2023 để Ủy ban Dân tộc tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tin mới