Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sáng 4/1, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì điểm cầu Trung ương.

Chủ trì tại điểm cầu Nghệ An có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vi Văn Sơn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Ảnh: Thanh Lê

Chủ trì tại điểm cầu Nghệ An có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vi Văn Sơn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Ảnh: Thanh Lê

Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2022 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Ủy ban Dân tộc cho thấy: Năm 2022, Ủy ban Dân tộc đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về chương trình dân tộc, tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời cụ thể hóa chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt thể hiện thành chương trình hành động, đề án, chính sách, kế hoạch công tác cụ thể; nỗ lực triển khai khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chương trình dân tộc năm 2022 ở Trung ương và địa phương có nhiều chuyển biến rõ nét và kết quả nổi bật.

Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực cố gắng của đồng bào các dân tộc trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội nên đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nhìn chung ổn định và ngày càng được cải thiện. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4 - 5%/năm.

Tại Nghệ An, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được thực hiện trên địa bàn 131 xã; 588 thôn đặc biệt khó khăn.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022 được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Ảnh: Thanh Lê
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022 được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Ảnh: Thanh Lê

Bên cạnh những thành tựu cơ bản trên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và nhiều vấn đề bức xúc cần được tiếp tục giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Đó là: Kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và chưa vững chắc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao. Công tác xóa đói giảm nghèo tuy có tiến bộ, song chưa bền vững; chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mặt bằng chung cả nước chậm được thu hẹp.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn thấp. Việc thực hiện một số chính sách ưu đãi về giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi thu được những kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, nguồn cán bộ cho sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2022. Các ý kiến cũng thẳng thắn chia sẻ những khó khăn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những vướng mắc, tồn tại trong thực hiện công tác dân tộc, triển khai chính sách dân tộc và bổ sung những nội dung giải pháp cụ thể.

Các đại biểu đề nghị Ủy ban Dân tộc cần quan tâm tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện một số chính sách dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi liên quan đến việc phân bổ vốn; hướng dẫn định mức vốn; các chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm y tế, phát triển nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng,…

Quang cảnh điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Quang cảnh điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Hội nghị cũng thống nhất năm 2023, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chương trình dân tộc.

Tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, trọng tâm là tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Quyết định số 1719 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình; Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình đúng tiến độ, hiệu quả, định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình.

Cùng đó, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thực hiện tốt chủ trương về chuyển đổi số của Chính phủ, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân tộc.

Tin mới