Thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ lùi đến tháng 4; EU “không mặn mà” rót tiền vào Syria

(Baonghean.vn) - Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ được lùi đến tháng 4; EU “không mặn mà” rót tiền vào Syria; Nữ sinh 16 tuổi người Thụy Điển được đề cử giải Nobel Hòa bình 2019... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung sẽ được lùi đến tháng 4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 9/11/2017. Ảnh: AFP/ TTXVN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 9/11/2017. Ảnh: AFP/ TTXVN

Hãng tin Bloomberg ngày 14/3 cho biết hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại hiện nay sẽ không diễn ra trong tháng 3 này, và nhiều khả năng sẽ được tổ chức sớm nhất vào tháng 4 tới.

Bloomberg dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết các nhà đàm phán của hai bên đang nỗ lực thương thảo một thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước.

Đầu tháng này, báo The Wall Street Journal cho biết ông Trump và ông Tập Cận Bình có thể gặp nhau để ký kết một thỏa thuận thương mại chính thức vào khoảng ngày 27/3, có thể ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump tại bang Florida (Mỹ).

Liên minh châu Âu “không mặn mà” rót tiền vào Syria

hoi nghi tai thiet syria: eu "khong man ma" rot tien vao syia hinh 1

Cảnh đổ nát hoang tàn ở Syria. (Ảnh: AP)

Hội nghị tái thiết cho Syria ngày 14/3 bước vào ngày họp cuối cùng tại Brussels, Bỉ. Với chủ đề “Hỗ trợ cho tương lai của Syria và khu vực”, một trong những mục tiêu chính tại Hội nghị lần này là huy động nhiều hơn nữa sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để ủng hộ người dân Syria. Trong một điều kiện đưa ra tại Hội nghị, Liên minh châu Âu - nhà tài trợ lớn nhất cho Syria thời gian qua khẳng định, liên minh này sẽ không tài trợ cho việc tái thiết trừ khi một tiến trình chính trị được bắt đầu tại Syria.

Hội nghị quốc tế tại Brussels trong nỗ lực tìm kiếm gần 9 tỉ USD giúp người tị nạn Syria. Liên hợp quốc ước tính 5,5 tỉ USD là cần thiết để giúp đỡ 5,6 triệu người Syria buộc phải đi sơ tán sang các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan, Iraq và Ai Cập. 3,3 tỷ USD để trợ giúp người dân Syria đang sinh sống ở trong nước. 

Mỹ và Ba Lan đàm phán kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự

Lực lượng binh sỹ Mỹ. (Nguồn:
Lực lượng binh sỹ Mỹ. 

Trang tin Defense One dẫn lời quyền Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Catherine Wilbarger cho biết Mỹ và Ba Lan đang đàm phán triển khai thêm binh lính Mỹ thường trực ở Ba Lan. Theo nguồn tin trên, ngày 13/3, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rude đã tổ chức cuộc họp với các quan chức Ba Lan tại thủ đô Warsaw để thảo luận về việc thành lập căn cứ thường trực của Mỹ tại nước này. 

Hiện Mỹ đang có khoảng 4.500 binh sỹ đồn trú tại Ba Lan trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chính phủ Ba Lan muốn Mỹ mở một căn cứ quân sự thường trực trên lãnh thổ nước này, nhưng đã nhiều lần bị Washington từ chối.

Singapore-Malaysia nhất trí quay lại ranh giới ban đầu về hải cảng

Singapore-Malaysia nhat tri quay lai ranh gioi ban dau ve hai cang hinh anh 1
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan và người đồng cấp Malaysia Saifuddin Abdullah tại cuộc họp báo ngày 14/3/2019. Ảnh: channelnewsasia.com

Theo Kyodo, ngày 14/3, Singapore, Malaysia đã có những bước đi nhằm giảm bớt căng thẳng về hải giới thông qua việc nhất trí quay lại những ranh giới ban đầu về hải cảng giữa hai nước.

Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan và người đồng cấp Malaysia Saifuddin Abdullah ở thủ đô hành chính Putrajaya, hai nước đã nhất trí "cùng đình chỉ việc thực thi những ranh giới chồng lấn về hải cảng của hai nước". Hai nước sẽ tạm thời quay lại hiện trạng mà họ từng nắm giữ trước khi bùng nổ căng thẳng cuối năm ngoái.

Nữ sinh 16 tuổi người Thụy Điển được đề cử giải Nobel Hòa bình 2019

Nữ sinh 16 tuổi người Thụy Điển được đề cử giải Nobel Hòa bình 2019 - Ảnh 1

Nữ sinh Greta Thunberg - Ảnh: AP

Ngày 14/3, ba nhà lập pháp Na Uy đã đề cử Greta Thunberg, một nữ sinh người Thụy Điển, 16 tuổi, tham gia nhiều chiến dịch về chống biến đổi khí hậu, cho giải Nobel Hòa bình 2019. Phát biểu với báo giới, nghị sĩ Freddy Andre Ovstegard cho biết: "Chúng tôi đã đề cử Greta Thunberg vì nếu chúng ta không làm gì để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu thì đó sẽ là nguyên nhân gây chiến tranh, xung đột và tị nạn. Greta Thunberg đã phát động một phong trào quần chúng mà tôi coi đó là sự đóng góp to lớn cho hòa bình".

Cách đây 8 tháng, vào một ngày thứ sáu Greta Thunberg (lúc đó 15 tuổi) đã nghỉ học và ra ngồi trước Nghị viện Thủy Điển ở Stockholm để yêu cầu chính phủ Thụy Điển có hành động kịp thời để ngăn chặn trái đất đang nóng lên. Việc làm của cô đã lan rộng và giờ đây trở thành phong trào #FridaysForFuture rộng khắp trên thế giới. 

Tin mới