Tiền gửi ở nước ngoài lên đến 7,3 tỷ USD

 Tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1-2016, diễn ra chiều ngày 12-4 tại Hà Nội, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho biết, tăng trưởng kinh tế quý 1-2016 chỉ đạt 5,46%, thấp hơn so với cùng kỳ 2015 và dù quý đầu thường có xu hướng thấp hơn các quý sau đó, thì đây vẫn là một con số đáng lo ngại. Nguyên nhân là công nghiệp suy yếu; sản xuất nông nghiệp khó khăn, số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động cao…

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Bên cạnh đó, lạm phát có nguy cơ trở lại và thực tế đã tăng xấp xỉ 1% trong quý 1-2016. “Giá dầu đã xuống đến đáy và nhiều khả năng sẽ nhích lên, canh tác nông nghiệp khó khăn do thời tiết không thuận lợi sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát các quý tiếp theo”, TS Nguyễn Đức Thành bình luận.  

Về thị trường vốn, điểm sáng của nền kinh tế là việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào vẫn ổn định và tăng trưởng.

Tuy nhiên, động thái mới xuất hiện là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, gần đây đã gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD (ghi nhận đến quý 3-2015).

TS Nguyễn Đức Thành nhận định: 7,3 tỷ USD là một con số khổng lồ, cần phải tiếp tục theo dõi xu hướng, giải thích và dự báo thêm. Nhưng từ đây có thể thấy chính sách ngoại hối (chẳng hạn như đưa lãi suất tiền gửi bằng USD về mức 0%) đã có những tác dụng phụ đáng lưu ý, vì trong khi tiền gửi của người Việt ở nước ngoài lên tới hàng tỷ USD thì nhiều ngân hàng Việt Nam lại phải ra nước ngoài vay ngoại tệ.

Theo Saigongiaiphong Online

TIN LIÊN QUAN

Tin mới