Tiếp xúc với sương mù sẽ dễ mắc bệnh gì?

(Baonghean.vn) - Sương mù dày đặc lúc sáng sớm không chỉ khiến tầm nhìn của người tham gia giao thông bị hạn chế mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Dưới đây là những nguy hại về sức khỏe khi tiếp xúc với sương mù mà chúng ta cần đề phòng:

Nên đeo khẩu trang và mặc kín để hạn chế tác hại của sương mù, sương muối. Ảnh: Internet
Nên đeo khẩu trang và mặc kín để hạn chế tác hại của sương mù, sương muối. Ảnh: Internet
Hệ hô hấp: Môi trường sương mù thuận lợi cho các vi-rút gây bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó phải kể đến vi-rút Adeno. Khi hít nhiều sương mù, vi-rút này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Những triệu chứng nhiễm bệnh thường khá đa dạng, thường gặp là viêm mũi, viêm phế quản…

Sương mù không mang vi-rút cũng dễ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Do sương mang độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ và môi trường ẩm ướt dễ làm tổn thương những cơ quan hô hấp yếu.

8 cách phòng bệnh hô hấp trong mùa mưa

8 cách phòng bệnh hô hấp trong mùa mưa

(Baonghean.vn) - Những ngày mưa gió, mọi người thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm, ho, viêm phế quản, viêm họng... Bên cạnh đó còn kèm theo những căn bệnh nguy hiểm khác như: viêm phổi, viêm não... Vì thế, để bảo vệ cơ thể vào những ngày mưa, các bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Trong trường hợp sương mù dày đặc, khả năng lưu lại bụi, khói, các chất độc hại rất lớn. Việc hít phải chúng cũng dễ khiến cơ thể mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi, viêm dị ứng đường hô hấp… Khi trong người đã mang sẵn mầm bệnh, việc tiếp xúc nhiều với sương mù khiến bệnh trầm trọng hơn.

Hệ xương, khớp: Một trong những dạng sương mù gây nhiều nguy hại đến sức khỏe là sương muối. Sương muối thường xuất hiện trong những ngày giá rét, khí lạnh tiếp xúc với các vật thể lạnh sẽ khiến một phần hơi nước bám lại vật độ, ngưng thành sương.

Việc tiếp xúc nhiều với sương khiến hệ xương, khớp của người già và trẻ nhỏ bị ảnh hưởng. Đi nhiều trong sương muối dễ làm khớp tê buốt, độ ẩm cao dễ khiến cái lạnh đi sâu vào xương gây những cơn đau nhức.

Thậm chí, tiếp xúc nhiều với sương muối có thể khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng gây đau đầu, thậm chí liệt một bên mặt.

Bệnh sởi, thủy đậu: Do không khí ẩm và nhiệt độ thấp nên môi trường nhiều sương mù cũng tiềm ẩn sự lây lan của một số bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu…

Bên cạnh đó, các vi khuẩn, nấm mốc còn rất dễ sinh sôi và phát triển trên quần áo khi bạn phơi trực tiếp chúng dưới sương mù, đặc biệt là với quần áo lót. Vì thế các bạn nữ nên cẩn thận bởi nó có khả năng gây viêm nhiễm cao.

Cách phòng bệnh trong những ngày xuất hiện sương mù, sương muối

- Tránh ra đường quá sớm. Chất độc trong không khí lúc này thường nhiều hơn.

- Khi phải ra đường, cần sử dụng khẩu trang y tế để bảo hệ đường hô hấp. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh hô hấp, nhanh chóng đến khám để điều trị kịp thời. Những ngày này, bệnh dễ phát triển nhanh, nguy hiểm.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng sự tấn công của bệnh tật.

- Duy trì việc uống đủ nước. Tập thể dục vào những khung thời gian phù hợp.

- Mặc đủ ấm để cơ thể đảm bảo nguồn nhiệt, tránh sương xâm nhập vào cơ thể. (Nên mặc áo khoác ngoài không thấm nước hoặc áo mưa, đặc biệt là những ngày sương muối).

- Không phơi quần áo qua đêm ngoài trời khiến nấm mốc hình thành, bám vào vùng kín, da và gây bệnh.

- Không mặc quần áo ẩm ướt (Dùng máy sấy quần áo để tiêu diệt nấm mốc)./.

Tin mới