Tìm giải pháp đưa võ cổ truyền vào tập luyện trong các trường học

(Baonghean.vn) - Chiều 31/3, Hội võ thuật cổ truyền tỉnh Nghệ An tổ chức họp bàn tìm phương hướng phối hợp tổ chức đưa võ cổ truyền dân tộc vào tập luyện  trong các trường học và cơ sở đoàn một các bền vững.

Toàn cảnh buổi họp bàn.
Toàn cảnh buổi họp bàn. Ảnh: Cảnh Nam.

Tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng việc đưa võ cổ truyền vào trường học là chủ trương rất đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết học sinh đều đang tập những môn võ như Teakwondo, Karatedo... Vì vậy mong muốn Sở Giáo dục sớm có văn bản chỉ đạo triển khai ở các trường. Trước mắt, triển khai ở các trường trên địa bàn TP. Vinh, sau đó tiếp tục nhân rộng ra các địa bàn khác.

Đồng chí Võ Viết Thanh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh, Chủ tịch Hội võ thuật cổ truyền tỉnh Nghệ An chủ trì. Dự họp có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục; Thành đoàn Vinh; các võ sư võ cổ truyền trong tỉnh; BCH Hội Võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Võ sinh Phan Khắc Giang biểu diễn bài quyền tay trong võ cổ truyền. Ảnh C.N
Võ sinh Phan Khắc Giang biểu diễn bài quyền tay trong võ cổ truyền. Ảnh C.N

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, từ khi nhận được công văn chỉ đạo của Văn phòng Chính chủ, của Bộ Giáo dục đào tạo (năm 2005), Sở Giáo dục đã triển khai một số động tác võ cổ truyền vào các giờ thể dục giữa giờ. Để đưa nội dung đưa võ cổ truyền vào trường học, đại diện Sở Giáo dục đề xuất giữa Hội và Sở cần có chương trình phối hợp; chuẩn hóa giáo trình thống nhất phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh về yếu tố con người, cụ thể là đội ngũ võ sư, cán bộ giảng dạy.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, muốn đưa võ cổ truyền vào trường học trước hết phải chuẩn hóa giáo trình thống nhất phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh. Ảnh: Cảnh Nam.

Dự kiến, tháng 7 tới, Hội sẽ tổ chức thi đấu võ thuật cổ truyền với mục đích tìm kiếm võ sinh tài năng để đào tạo VĐV thành tích cao cũng như gây dựng phong trào tập luyện võ cổ truyền của dân tộc.

Võ cổ truyền là môn “cương nhu phối triển”, do vậy bên cạnh rèn luyện cho các môn sinh sức mạnh, nhanh, bền, các đòn thế mang tính nghệ thuật cao nên các môn sinh rèn luyện được sự dẻo dai, mềm mại. Việc đưa võ cổ truyền vào học đường không chỉ giúp học sinh rèn luyện sức khỏe một cách đơn giản nhất mà còn hướng các em có được sự tự tôn dân tộc và tinh thần tôn sư trọng đạo.

Cảnh Nam

TIN LIÊN QUAN

Tin mới