TP. Vinh đầu tư 2 tỷ đồng sản xuất nông nghiệp sạch

(Baonghean) - Trong năm 2018, thành phố Vinh sẽ hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho công tác khuyến nông, khuyến ngư và hỗ trợ 200 triệu đồng cho các mô hình sản xuất VietGAP.
Cơ sở sản xuất nông sản sạch của HTX nuôi trồng dịch vụ Thuận Phát có địa điểm ở xóm 5 xã Nghi Kim. Cơ sở này chuyên sản xuất các mặt hàng nấm rơm, dưa lưới, dưa chuột, cà chua bằng công nghệ Israel trong nhà kính. Năm đầu tiên sản xuất, trên diện tích 1500 m2, HTX đã đầu tư  5 nhà để trồng nấm, sản xuất được 1 vụ trồng dưa lưới và 1 vụ trồng dưa chuột, cà chua với tổng sản lượng 13 tấn/năm. Đây là mô hình sản xuất đầu tiên ở thành phố Vinh được Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Nghệ An cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Phạm Hồng Sơn - xóm 5 xã Nghi Kim cho biết: “Có chứng nhận VietGAP, sản phẩm của chúng tôi dễ tiêu thụ hơn và là động lực để chúng tôi tiếp tục thực hiện sản xuất đúng quy trình an toàn sạch để cho người tiêu dùng tin tưởng và đảm bảo sức khỏe”.
Trồng rau cải sạch ở xã Nghi Liên.	Ảnh: Trân Châu
Trồng rau cải sạch theo công nghệ Nhật Bản ở xã Nghi Liên. Ảnh: Trân Châu
Đầu năm 2018,  gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh ở khối Yên Duệ phường Đông Vĩnh là 1 trong 6 hộ chăn nuôi gà siêu đẻ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trang trại này đảm bảo được các yếu tố như vị trí xây dựng trang trại phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, chuồng trại được thiết kế hợp lý, con giống có nguồn gốc rõ ràng, làm tốt công tác vệ sinh trong chăn nuôi, ghi nhật ký, lưu trữ hồ sơ đầy đủ để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trang trại hiện có quy mô chăn nuôi  6.000 con gà đẻ trứng, mỗi ngày thu được gần 5.000 quả trứng, cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng/ngày. 

Thực hiện đủ các điều kiện để cơ sở sản xuất được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, đòi hỏi nguồn đầu tư lớn và khắt khe trong quá trình sản xuất. Khi được công nhận sẽ khẳng định tên tuổi của các sản phẩm nông nghiệp có giá trị, giúp người sản xuất tiếp tục đầu tư phát triển, tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh sản phẩm của các mô hình này đã được bao tiêu tại các nhà hàng, siêu thị lớn trong thành phố.
Trồng cà chua trong nhà lưới ở thành phố Vinh.	Ảnh: Hoàng Loan
Trồng cà chua trong nhà lưới ở thành phố Vinh. Ảnh: Hoàng Loan
Ông Đặng Văn Long - Trưởng trạm Khuyến nông TP Vinh cho biết thêm: “Để đạt được tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi cũng đã theo dõi một quá trình dài để hướng dẫn các hộ sản xuất cây trồng, chăn nuôi đảm bảo đúng với tiêu chuẩn của VietGAP đề ra".
Đó là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt”. Cụ thể vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định hiện hành của Nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả.
Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn. Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền....
Nông dân thành phố Vinh trồng măng tây xanh. Ảnh: Châu Lan
Nông dân thành phố Vinh trồng măng tây xanh. Ảnh: Châu Lan
Ông Nguyễn Hoài An, Chủ tịch UBND thành phố Vinh cho biết: Những bước đi đầu tiên của chương trình VietGAP tại thành phố Vinh đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của người nông dân trong việc chú trọng chất lượng sản phẩm, giúp họ có thêm thu nhập ổn định hơn.

Tin mới