TP Vinh: Giá rau xanh 'rớt thảm', dân đổ bỏ đầy ruộng

(Baonghean.vn) - Giá rau xanh giảm sâu khiến nhiều hộ nông dân tại vùng chuyên canh trồng rau lớn nhất TP. Vinh đã phải đứng trước muôn vàn khó khăn. Thương lái không đến thu mua, đem đi bán thì không được, họ đành đổ bỏ đầy ruộng.
Khu vực xã Hưng Đông, TP. Vinh là vùng quy hoạch chuyên canh trồng rau xanh lớn nhất của thành phố. Tại đây có các xóm Vinh Xuân, Long Hòa, Mỹ Hậu tập trung đông đảo người dân trồng rau, với tổng diện tích hơn 40ha, trong đó nhiều nhất là xóm Vinh Xuân với hơn 20ha rau các loại. 
Rau xanh của khu vực này chủ yếu là các loại ngắn ngày như: hành hoa, cải cúc, cải bẹ, ngò, rau mầm, rau thơm... Rau trồng ra, cung cấp cho thị trường Vinh và các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Quảng Bình. 

Vốn có truyền thống trồng rau hơn 20 năm, người dân đã nắm rõ kỹ thuật canh tác các loại rau, đáp ứng nhu cầu thường xuyên của thị trường. Tuy nhiên, thời điểm này, rau xanh rớt giá thê thảm khiến cho nhiều hộ nông dân đứng trước cảnh trắng tay. Trồng rau ra thì không bán được, nhưng nếu xác định tiếp tục trồng sẽ bị lỗ, vì thế họ đành sản xuất cầm chừng, tập trung vào các loại rau ngắn ngày hơn.

Hiện tại người dân đang cầm chừng bằng cách cố gắng vớt vát lứa rau cũ và trồng mới các loại rau mầm, xà lách ngắn ngày. Ảnh: TĐ
Hiện tại người dân đang cầm chừng bằng cách cố gắng vớt vát lứa rau cũ, giá mỗi bó rau chưa đến 1.000 đồng. Ảnh: Tiến Đông. 

Chị Trần Thị Bắc, xóm Vinh Xuân, chia sẻ: gia đình chị trồng hơn 2 sào rau, kể từ thời điểm sau lụt tháng 10/2020 đến nay, giá rau chạm xuống đáy, sản xuất ra không có thu nhập.

Mỗi sào rau chi phí đầu tư hết tầm hơn 2 triệu đồng, từ giống, phân bón, nước tưới, công chăm sóc. Sau khoảng gần 2 tháng chăm sóc, khi xuất bán phải đạt giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì người nông dân mới có thu nhập. 

Cả xe chở rau đầy hơn 100 bó nhưng mang ra chợ đầu mối bán chưa được 100.000 đồng. Ảnh: TĐ
Cả xe chở rau đầy hơn 100 bó, nhưng mang ra chợ đầu mối bán chưa được 100.000 đồng. Ảnh: TĐ

Thế nhưng mấy tháng gần đây rau rớt giá liên tục, có thời điểm 1 bó rau cải chỉ bán được chưa đến 1 ngàn đồng. Nếu bỏ công nhổ đem đi bán thì vừa mất công mà cũng không ai mua, vì thế rau cải đành để mặc cho ra hoa rồi đem nhổ bỏ.

Trên cánh đồng rau của xóm Vinh Xuân, nhiều người đành phải cắn răng nhổ bỏ, từng đống rau được vứt cuối chân ruộng, đợi khô rồi đốt làm phân bón ruộng. Ảnh: TĐ
Nhiều người đành phải nhổ bỏ, từng đống rau được vứt cuối chân ruộng, đợi khô rồi đốt làm phân bón. Ảnh: TĐ

Chị Ngô Thị Viên, cũng trú tại xóm Vinh Xuân, gia đình nhận thuê lại hơn 2 sào đất trồng rau. Mấy tháng gần đây, do dịch bệnh nên rau không nhập được. Rau mất giá nên những người đi buôn sỉ cũng không thèm ngó ngàng. Xót của, ngày nào chị Viên cũng tỉa rau đem vào chợ đầu mối nhập cho thương lái nhưng không ăn thua. Một xe chở rau đầy hơn 100 bó nhưng bán chưa được 100.000 đồng. Chị Viên bảo, không bõ công đi nhổ rồi 4-5h sáng đem vào chợ, nhưng cũng đành phải đi để vớt vát chút chi phí thuê đất. 

Khi được hỏi về khả năng chuyển đổi sang các loại rau khác có giá trị cao hơn, bà Ngô Thị Thảo không giấu được tiếng thở dài rồi bảo, người dân ở đây trồng rau đã hơn 20 năm, có nhà đến 30 năm, trước đây họ cũng đã thử nghiệm trồng cà chua, cà rốt... nhưng vùng này mưa to rất dễ bị ngập, nên họ đành phải tập trung vào các giống rau ngắn ngày. Ảnh: TĐ
Khi được hỏi về khả năng chuyển đổi sang các loại rau khác có giá trị cao hơn, bà Ngô Thị Thảo không giấu được tiếng thở dài rồi bảo, người dân ở đây trồng rau đã hơn 20 năm, có nhà đến 30 năm, trước đây họ cũng đã thử nghiệm trồng cà chua, cà rốt... nhưng vùng này mưa to rất dễ bị ngập, nên họ đành phải tập trung vào các giống rau ngắn ngày. Ảnh: TĐ
Do giá rau quá thấp, nếu tiếp tục duy trì trên ruộng thì sẽ bị lỗ nhiều hơn nên hiện nay, trên cánh đồng rau ở Hưng Đông - một vựa rau lớn nhất TP. Vinh, rất nhiều người đành phải cắn răng nhổ bỏ. 

Tin mới