Trạm sạc pin điện thoại năng lượng mặt trời cho người di cư

(Baonghean.vn) - Một nhóm sinh viên của trường Đại học Edinburgh đã thiết kế một mô hình trạm sạc pin điện thoại bằng nguồn năng lượng mặt trời. 
Trẻ em ở trại tị nạn Kara Tepe đứng xung quanh máy sạc pin năng lượng mặt trời trên đảo Lesbos, Hy Lạp, 14/06/2016.
Trẻ em ở trại tị nạn Kara Tepe đứng xung quanh máy sạc pin năng lượng mặt trời trên đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 14/06.
Đối với những người tị nạn và người di cư bị mắc kẹt ở Hy Lạp, một chiếc điện thoại thông minh cũng đồng nghĩa với việc có một con đường sống - miễn là pin của nó kéo dài.
Tuy nhiên, việc sử dụng một chiếc điện thoại lại vô cùng khó khăn tại mỗi trại tị nạn đông đúc chỉ toàn người là người. Việc tìm được một ổ cắm sạc điện thoại cũng không dễ dàng tìm thấy trong những quán cà phê ở gần những khu tị nạn vì ở đó, trẻ em, người già luôn là những đối tượng được ưu tiên để gọi điện thoại về cho gia đình. 
Chính vì vậy, một nhóm các sinh viên của trường Đại học Edinburgh hy vọng sẽ thay đổi điều đó, khi thiết kế một trạm sạc điện thoại di động chỉ chạy bằng ánh nắng mặt trời - nguồn năng lượng rất sẵn ở Hy Lạp.
Họ đã lắp đặt hai trạm sạc pin điện thoại năng lượng mặt trời trong mỗi trại tị nạn. Mỗi trạm cho phép cắm 12 phích cắm một giờ, và như vậy một ngày mỗi trạm có thể cung cấp điện miễn phí cho 240 người.
Ý tưởng độc đáo này là của chàng sinh viên 20 tuổi Alexandros Angelopoulos trong một lần đặt chân tới hòn đảo Samos vào mùa hè.
Sinh viên này cho biết, chứng kiến hàng trăm hoàn cảnh phải chạy trốn chiến tranh và nghèo đói bị mắc kẹt tại đây sau khi vượt một chặng đường dài trên biển, cậu đã nảy ra ý tưởng này. 
“Khi tới đây, họ đã phải dùng điện thoại tra Google Map để lên kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo đến Bắc Âu. Tuy nhiên, điện thoại hết pin và họ phải nhờ điện thoại của tôi để gọi về cho gia đình hoặc vào internet vì họ rất khó khăn để có thể tìm được một ổ cắm công cộng”, Alexandros  cho biết. 
“Chúng tôi chỉ muốn đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương thông qua năng lượng tái tạo”, người đồng sáng lập dự án Samuel Kellerhals, 21 tuổi cho biết.
Hai trạm đầu tiên của dự án Elpis - có nghĩa là “hy vọng” trong tiếng Hy Lạp - đã được thiết kế và xây dựng với sự giúp đỡ của công ty công nghệ năng lượng mặt trời của Hy Lạp Entec. 
Những người thực hiện dự án này cho biết, để có thể lắp đặt được những trạm sạc pin điện thoại này không phải đơn giản vì mọi thủ tục ở Hy Lạp khá phức tạp. Tuy nhiên, mọi công việc lắp đặt đã được hoàn tất.
Hiện nay, đã có thêm 3 trạm sạc năng lượng mặt trời với số tiền quyên góp thông qua quỹ được kêu gọi trên internet. “Chúng tôi hy vọng sẽ có ngày càng nhiều trạm sạc như thế này xung quanh các trại tị nạn tại Hy Lạp”. Samuel Kellerhals nói.
Bình Minh
(Theo Reuters)
TIN LIÊN QUAN

Tin mới