Trẻ em Việt Nam lười vận động, nghiện game

Một cuộc khảo sát năm 2017 cho biết, Việt Nam nằm trong số các quốc gia ít hoạt động thể chất nhất trên thế giới.

Theo Minh, leo cầu thang bộ tốn rất nhiều thời gian, khiến em bị mệt và mất sức rất nhiều. "Leo cầu thang bộ và tập thể dục đúng như hành xác", Minh chia sẻ. "Thời gian đó em có thể tận hưởng một bữa ăn trong phòng điều hòa giữa thời tiết nóng nực". Thói quen ưa thích của cậu bé là nằm ườn trên ghế và dán mắt vào chương trình truyền hình yêu thích mỗi ngày.

Tại trường học, mỗi tuần Minh có 15 phút cho buổi học thể dục. Thế nhưng, em luôn học với một thái độ miễn cưỡng, điểm kiểm tra chỉ đạt ở mức vừa đủ qua môn.

Giống như Bảo Minh, Hoàng Bảo, 15 tuổi, cũng là một cậu bé lười vận động. Mỗi buổi sáng cậu bé được ba mình đưa đến trường hoặc đi bằng xe ôm. Thời gian học của Bảo chiếm 12 giờ một ngày, em không còn khung giờ trống cho các hoạt động thể thao.

"30 phút rảnh buổi em dùng để chơi game thư giãn là chủ yếu", Hoàng Bảo chia sẻ.

Vào mùa thi, những tiết học thể dục ở trường được cắt giảm để dành thời gian cho môn học quan trọng khác. Giáo viên chỉ hướng dẫn các bài tập cơ bản vì trường không cung cấp đủ thiết bị để thực hành các bài tập nâng cao.

Câu chuyện của Bảo Minh, Hoàng Bảo là điển hình cho việc lười vận động của rất nhiều cô bé, cậu bé khác trên khắp đất nước, đặc biệt là các thành phố lớn. Vào buổi sáng, thường chỉ thấy người già tập thể dục ở các công viên, ít có người trẻ.

Một cuộc khảo sát của Đại học Standford, Mỹ, năm 2017 cho biết, Việt Nam nằm trong số các quốc gia ít hoạt động thể chất nhất trên thế giới. Một người trung bình chỉ đi bộ khoảng 3.600 bước mỗi ngày, con số này ở Philippines là 4.000 bước, ở Hàn Quốc là 5.800 và 6.200 là số liệu ở Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, khoảng 30% dân số không nhận được khuyến cáo vận động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần của WHO. Ngoài ra, có khoảng 46% học sinh trung học cơ sở và 39% học sinh tiểu học ở Hà Nội và TP HCM không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn.

Những con số báo động này chứng tỏ các hoạt động thể chất ở trường học và gia đình không được thầy cô và phụ huynh chú trọng. Cô Vũ Thu Hương, giảng viên thể dục tiểu học tại trường Đại học Sư phạm Quốc gia Hà Nội cho biết, rất nhiều phụ huynh Việt Nam cũng không đầu tư thời gian cho con cái hoạt động thể chất. Họ thường tập trung thời gian cho con học các môn như tiếng Anh và Toán.

Theo nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 1/3 trong số 80.000 giáo viên thể dục của Việt Nam đứng lớp mà không có bất kỳ quá trình đào tạo chuyên môn nào. Chất lượng và số lượng các giáo viên thể dục đang giảm mạnh, thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc hướng dẫn sinh viên hoạt động thể thao. Chương trình giảng dạy chủ yếu chỉ còn nằm ở lý thuyết và thiếu thực hành. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cho các môn thể thao cũng không được chú trọng. Khoảng 80% trường học không có phòng thể dục riêng và 85% cơ sở đào tạo thể thao chuyên nghiệp bị thiếu.

Bên cạnh hiện trạng trẻ ít hoạt động thể chất là sự xuất hiện của nhiều chuỗi thức ăn nhanh và đồ uống gây hại. Hậu quả là Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mắc bệnh tiểu đường cao hàng đầu châu Á. Theo Hiệp hội Tiểu đường và Nội tiết Việt Nam, ước tính có khoảng 5,5% dân số trong độ tuổi từ 20 đến 79 mắc tiểu đường.

Tỷ lệ béo phì ở Việt Nam nói chung vẫn còn thấp so với các nước Đông Nam Á, tuy nhiên tỷ lệ này đang chuyển biến tiêu cực. Nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong năm 2015 khoảng 50% trẻ em ở TP HCM và 41% ở Hà Nội bị thừa cân, trong khi con số này vào năm 1996 chỉ 12%.

Các cơ quan chức năng kêu gọi mọi người đi bộ 10.000 bước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt và cơ thể được vận động thường xuyên. 

Trẻ em Việt Nam lười vận động, nghiện game ảnh 1

Sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em lười vận động. 

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Nghiên cứu Giáo dục Phát triển Tiềm năng Con người (IPD), năng lực vận động xuất hiện rất sớm. Giai đoạn 0-13 tuổi là độ tuổi vàng cho não trẻ phát triển, hoàn thiện nếu được kích thích thường xuyên bằng các hoạt động phù hợp.

Trong quá trình vận động, tim hoạt động tích cực hơn, máu mang nhiều oxy, dưỡng chất cần thiết đến nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Nhờ đó, não bộ cũng hoạt động hiệu quả. Các hoạt động như tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, kéo co... đều góp phần kích thích tăng trưởng nơron nuôi dưỡng các khớp thần kinh, tăng khả năng nhớ lâu, tiếp thu. Vì vậy, nhà trường và phụ huynh nên chú trọng vào các hoạt động thể chất của trẻ. 

Nghiên cứu năm 2015 của trường College of Sports Medicine (Mỹ) cho thấy, những học sinh vận động nhiều thường đạt được kết quả học tập cao. Trong 317 trẻ chơi thể thao, nhóm tập luyện nhiều đạt điểm thi tốt hơn 30% nhóm ít tập luyện. Các nhà khoa học khuyến cáo mỗi ngày tập thể dục 30 phút, duy trì chế độ tập 3 ngày trong một tuần để nâng cao sức khỏe và tăng cường hoạt động của não bộ.

Tin mới